Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn

Kim Anh - Kiều Trang - Thứ Hai, 25/11/2024 , 09:58 (GMT+7)

Không chỉ nâng cao giá trị nông sản, các hội quán còn đồng lòng, không ngừng đổi mới, biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn.

Sự thay đổi tư duy kinh tế từ các hội quán ở Đồng Tháp thể hiện rõ thông qua việc bà con bắt đầu tập trung đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp. Chính những mô hình này đã giúp địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế nông nghiệp hiện có, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế chung.

Chia sẻ tại chương trình Tọa đàm “Hội quán chứng minh được vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, câu chuyện phát triển nông nghiệp của tỉnh ngày nay không chỉ dừng lại ở việc nâng cao giá trị của nông sản, mà còn mở rộng ra mô hình du lịch nông nghiệp. 

Đồng Tháp là một trong những địa phương có nhiều mô hình du lịch nông nghiệp hấp dẫn, khai thác tối đa giá trị tiềm năng vùng nông thôn, mời gọi du khách. Ảnh: Kim Anh.

Bà con tạo ra các sản phẩm dịch vụ, cảnh quan, mời gọi du khách đến trải nghiệm tại địa phương. Đây là hướng đi tiên phong, giúp nông dân tự hào giới thiệu sản phẩm, không gian và câu chuyện của mình tới du khách.

Những năm gần đây, Đồng Tháp đã chứng kiến sự bùng nổ của các mô hình du lịch nông nghiệp, đặc biệt từ các hội quán. Điển hình, Thuận Tân hội quán đã nỗ lực xây dựng mô hình nhà vườn, mang đến cho du khách trải nghiệm thư giãn trong không gian nông thôn yên bình.

Tuy nhiên, chặng đường phát triển đó không hề dễ dàng khi các thành viên hội quán, phần lớn là nông dân, ban đầu còn lúng túng trong việc định hình mô hình, liên kết với các đối tác và cung cấp các dịch vụ du lịch.

Từ việc chưa biết nấu món gì để phục vụ, không biết giới thiệu thế nào để làm hài lòng du khách, các thành viên Thuận Tân hội quán đã không ngừng học hỏi, kết nối với chính quyền địa phương và các đơn vị hỗ trợ. Kết quả, nhiều mô hình du lịch nông nghiệp tại Đồng Tháp không chỉ thu hút khách nội địa mà còn thu hút được nhiều du khách quốc tế đến trải nghiệm.

Khai thác thế mạnh vườn cây ăn trái, sông nước, các thành viên hội quán tạo ra nhiều dịch vụ đa dạng thu hút du khách, phát triển mô hình du lịch nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Tuy bước đầu thành công, nhưng ông Minh cho rằng, các mô hình du lịch nông nghiệp của hội quán cũng đối mặt với không ít khó khăn. Một số hội quán vẫn còn tình trạng “bí nội dung” trong một số buổi sinh hoạt, dẫn đến sự cứng nhắc trong tổ chức. Hay Ban Chủ nhiệm hội quán đa phần là nông dân chân chất, đôi khi còn hạn chế trong khả năng kết nối, lập luận và truyền đạt thông tin. Điều này ảnh hưởng đến việc thu hút thêm thành viên và mở rộng quy mô hoạt động.

Ngoài ra, tốc độ phát triển của các hội quán hiện chưa tương xứng với tiềm năng và dân số địa phương. Dù tính tự nguyện là yếu tố cốt lõi trong mô hình hội quán, nhưng để lan tỏa tinh thần này một cách mạnh mẽ hơn, cần có sự hỗ trợ đồng bộ từ chính quyền và các tổ chức xã hội.

Từ những thách thức đặt ra, đòi hỏi các hội quán phải linh hoạt hơn trong cách tiếp cận, tổ chức và tập trung vào các vấn đề thiết thực đời sống, thay vì bị bó buộc vào khuôn mẫu. Ảnh: Kim Anh.

Nhận diện được những khó khăn trên, thời gian qua tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng tìm cách tiếp cận vấn đề một cách mềm dẻo hơn. Điển hình là hướng dẫn các hội quán tập trung vào những nội dung thực tiễn và gần gũi với đời sống bà con. Thay vì chỉ tổ chức sinh hoạt định kỳ với nội dung khô cứng, các hội quán được khuyến khích thảo luận các vấn đề mà cộng đồng đang cần giải quyết.

Đặc biệt, năm 2023, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Ngày hội Hội quán với mục tiêu đánh giá lại chặng đường phát triển của các hội quán. Đây là dịp để ngành chuyên môn của tỉnh đánh giá kỹ năng, trình độ của các thành viên sau một thời gian hoạt động. Kết quả cho thấy, nhiều hội quán đã có những bước tiến vượt bậc, đạt được những thành tựu ngoài mong đợi.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp gặp gỡ, động viên các thành viên hội quán. Ảnh: Kim Anh.

Các mô hình hội quán cũng sẽ được định hướng phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, gắn kết với các chuỗi giá trị nông sản và mở rộng lĩnh vực du lịch nông nghiệp.

Những nỗ lực này không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn khẳng định vị thế của Đồng Tháp là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp hiện đại, gắn kết với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, cảnh quan nông thôn.

Kim Anh - Kiều Trang
Tin khác
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân