Ăn cỗ

Tạ Duy Anh - Thứ Hai, 23/05/2022 , 06:35 (GMT+7)

Ăn cỗ, với người dân quê xưa, không chỉ là tham gia một bữa cơm tập thể trong làng. Ăn cỗ hoàn toàn khác với đánh chén, hoặc ăn cơm khách...

Ăn cỗ.

Ăn cỗ, với người dân quê xưa, không chỉ là tham gia một bữa cơm tập thể trong làng. Yếu tố ăn (ẩm thực) tuy đóng vai trò chính nhưng không hẳn là quan trọng nhất. Ăn cỗ hoàn toàn khác với đánh chén, hoặc ăn cơm khách, mặc dù cũng là “ăn” và phải được “mời”.

Khác nhau trước hết về các món ăn.

Khi được mời đánh chén, bạn sẽ không thể biết người mời cho bạn xơi món gì. Chúng có thể đầy ngập mâm, cũng có thể chỉ là một số món mà bạn ưa thích và được gia chủ thăm dò trước. Có thể món ăn chỉ toàn “cây nhà lá vườn”, theo truyền thống, nhưng cũng có thể bữa chén theo chủ đề Tây, Tầu, Thái… tùy theo cơn ngẫu hứng của người mời. Đồ uống thì nhiều phen tận khi tất cả ngồi xuống mâm mới đưa ra quyết định. Tất cả đều mong muốn tạo ra một bữa ăn thân mật, ngon miệng và nhiều cảm xúc.

Nhưng đi ăn cỗ, nhất là cỗ nhà quê (cả xưa và vẫn còn hiện diện cho đến nay) thì hầu như bạn “biết trước” những món chính, món phụ sẽ bày trên mâm. Chúng có khác thì chỉ là hình thức chế biến, cách bày biện và chất lượng thực phẩm. Ngay cả đồ uống cũng được mặc định là rượu gạo, đóng vào chai có nút lá chuối, uống bằng thứ chén không quá nhỏ nhưng cũng không quá to (từ khi bia lên ngôi, thì thay bằng chai rượu là những chai bia, nước ngọt tùy loại, có thêm thùng đá lạnh).

Khác nhau ở khách mời.

Một bữa chén, thường gói gọn trong vài mâm, với thực khách là những bạn thân, quen, hoặc có mối liên hệ thông qua gia chủ, phần nhiều có cùng quan điểm, sở thích về nhiều thứ hoặc đôi khi chỉ là một môn thể thao nào đó. Nhưng khách mời ăn cỗ thì có thể lên tới hàng ngàn, chỉ gia chủ biết, còn người cùng mâm, nếu không cùng làng, thì đa phần là xa lạ và những chuyện nói ra trong bữa cỗ chỉ mang tính giao tiếp hình thức là chính. Nghĩa là khi đứng dậy, người ta không cần nhớ mình đã nói và nghe gì. Thậm chí cảm giác về các món ăn cũng nhanh chóng bị xóa bỏ.

Khác nhau về tâm thế và tư thế thực khách.

Đi đánh chén, bạn không cần cầu kỳ quá trong trang phục, quà tặng, có thể mang theo đến sự bỗ bã, thân tình. Nhưng khi đi ăn cỗ thì phải tuân thủ quy ước chung, dù có thể bạn đã rất chán ghét. Người đến ăn cỗ luôn phải tự tạo ra sự trịnh trọng khác ngày thường từ trang phục, đầu tóc, đến cách ngồi, ăn, uống, giao tiếp… Tất cả đều mang tính nghi thức và rất dễ bị người khác soi từ các góc khác nhau nếu chả may bạn sơ suất. Nói khác đi, ăn cỗ không chỉ ăn, mà là thực hiện một “nghi lễ”, với hành động ăn làm trung gian.

Khác nhau trong ứng xử với miếng ăn.

Không ai giờ đây đi đánh chén lại chăm chăm lấy phần về cho người thân. Nếu có hành động đó thì nó thuần túy là nhã ý của gia chủ dựa trên mức độ gần gũi của mối quan hệ. Trên thực tế thói quen khách hay chủ mang thức ăn thừa về nhà mới chỉ hình thành từ vài chục năm nay. Trước đây vài chục năm, hành động như vậy bị “đánh giá thấp”. Còn lấy phần sau mỗi bữa cỗ, nhất là thời xưa (và chưa xa lắm) ở nông thôn, thì là một hành động chứa theo cả văn hóa ứng xử.

Các bạn trẻ ngày nay sẽ cười ngất và có phần coi thường thói quen mỗi khi ai đó đi ăn cỗ lấy phần đem về. Thực tế thì chuyện lấy phần cũng đang mất dần, có chăng chỉ còn rớt lại ở những vùng sâu, vùng xa nào đó. Nhưng cách nay vài chục năm, việc lấy phần đem về sau mỗi bữa cỗ ở nhà quê, xứng đáng là một “nét văn hóa” của vùng Bắc bộ. Cái phần cỗ đó, nhất định phải có, thường xuyên là một nắm xôi hay thậm chí chỉ nửa cái oản, mấy miếng thịt gà hoặc thịt lợn to bản thái mỏng, một quả chuối đã bắt đầu nẫu, mấy miếng gan hoặc dồi lợn… Tất cả được gói chung trong cái khăn vuông cũ kĩ (hoặc khăn mùi - soa).

Nhiều người vẫn đơn giản nghĩ, vì bản tính tham (do đói khổ quá lâu) nên người ta phải tìm cách lấy phần đem về? Đói khổ trường kì sinh nhếch nhác thì khó cãi, nhưng chỉ nghĩ như vậy chắc chắn là người thiếu hiểu biết. Bởi nếu gạt bỏ những dị nghị về đói và tham ấy đi, thì sẽ thấy hành động lấy phần cũng ẩn chứa trong đó nhiều nét đẹp đáng để chúng ta trân trọng và ngưỡng mộ.

Ở nhà quê xưa, ai là người thường xuyên được đi ăn cỗ, mỗi khi làng có đám? Dĩ nhiên, phần lớn sẽ là những người cao tuổi và đàn ông được xếp ở bậc cao nhất? Đó là một thứ đặc quyền mặc định? Người đi ăn cỗ cũng là người đại diện cho gia đình, hiện diện trước họ mạc, làng xóm, để chia vui hoặc chia buồn, thể hiện tình làng nghĩa nước. Mặc dù được mời ăn, nhưng trong đa số trường hợp, được (hoặc phải) đi ăn cỗ chính là dịp để trả nợ… miệng! Trước mình mời người ta, thì nay người ta mời lại. Trước người ta mừng mình thế nào, thì nay phải mừng lại tương đương như vậy. Vì thế, người đi ăn cỗ luôn ý thức mình đang ăn vào phần của con cháu (nó phải ăn kham khổ để mình có tiền đi ăn cỗ). Cái ý nghĩ này sẽ ám ảnh mọi người trong mâm cỗ chứ chả riêng ai. Và để “nhẹ lòng” phần nào, họ tìm cách chia nhau thức ăn lấy phần cho con cháu.

Thường những thứ lấy phần đem về phải là những thứ ngon nhất, sạch nhất, có thể gói vào khăn được. Đôi khi ngay từ đầu bữa cỗ người ta đã thỏa thuận thứ sẽ chia phần, để không ai động đũa vào. Phải làm xong việc ấy, ngồi ăn mới ngon. Bởi mỗi người đều biết sự mong ngóng của những đứa con hoặc cháu, kiên nhẫn đứng ngoài ngõ chờ ông bà, bố mẹ đi ăn cỗ về, để được nhận quà. Cuộc chờ đợi có thể bắt đầu ngay từ lúc người lớn khăn áo tề chỉnh bước khỏi cửa. Và ánh mắt chúng sẽ sáng lên, long lanh trong niềm hạnh phúc vô bờ khi chia nhau những thứ mà người lớn lấy phần.

Đây là điểm khác cơ bản để phân biệt giữa đánh chén và đi ăn cỗ.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.

Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

NNVN

Tạ Duy Anh
Tags:
Tags:
Tin khác
Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'
Tôi viết 'Gọi người', 'Mắt biếc'

Tôi viết gọi những đồng đội thân yêu về thăm lại Trường Sơn một thời bom đạn; tôi viết để tạ lỗi với đồng bào trên dải Trường Sơn của Tổ quốc tôi.

Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong
Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong

Cốt cách người Việt được tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng tìm hiểu và phác thảo những nét sinh động trong cuốn sách ‘Việt Nam ăn mặc thong dong’.

'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

‘Lệ Chi Viên’ được tái dựng từ ‘Bí mật vườn Lệ Chi’ nổi tiếng hơn hai thập niên trước, cho thấy sân khấu về đề tài lịch sử vẫn có sức hấp dẫn công chúng.

Thanh kiếm và lưỡi cày
Thanh kiếm và lưỡi cày

Nếu mỗi người sẽ có đủ minh triết để vui vẻ hài lòng với những điều nhỏ nhặt mình làm thì thanh kiếm sẽ không cần tồn tại nữa. Khi điều đó chưa xảy ra thì thanh kiếm vẫn còn hiện diện bên lưỡi cày.

30/4 năm nay, các bạn đi đâu?
30/4 năm nay, các bạn đi đâu?

Tôi cảm thấy biết ơn với những người đã ngã xuống. Biết ơn với những người còn sống – tiếp tục sống một cuộc đời bình dị mà đẹp đẽ như ông tôi. Và đó là lý do 30/4 năm nay, tôi không đi đâu cả. Tôi chỉ muốn về với ông mệ.

Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn
Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn

Ba tôi, Thiếu tướng Võ Bẩm, là tư lệnh đầu tiên của lực lượng mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.  

Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường
Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường

Chúng tôi biết ơn thế hệ đi trước - những người đã bám trụ trong lòng đất chật hẹp để chiến đấu giành độc lập dân tộc cho thế hệ hôm nay được sống và học tập trong bầu trời hòa bình.

Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.