| Hotline: 0983.970.780

Thả thử nghiệm cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây

Thứ Hai 16/09/2019 , 14:30 (GMT+7)

Sáng 16/9, Các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam đã tiến hành thả cá Koi Nhật Bản, cá chép Tam Dương Việt Nam xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây để chứng minh về độ sạch của nước đã qua xử lý.

Theo ghi nhận của PV, sáng 16/9, tại sông Tô Lịch (khu vực thí điểm làm sạch môi trường bằng công nghệ Nhật Bản), các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường bắt đầu tiến hành thả cá Koi Nhật Bản (cá chép Nhật Bản), cá chép Tam Dương của Việt Nam.
Trước khi thả cá, các chuyên gia đã tiến hành lấy mẫu nước để kiểm tra.
Theo chuyên gia Nhật Bản cho biết, cá Koi Nhật Bản cũng như cá chép Tam Dương điều kiện sống phải ở môi trường nước sạch, nếu nguồn nước bị ô nhiễm cá sẽ chết. Tại sông Tô Lịch, sau khi được thí điểm xử lý bằng công nghệ Nhật Bản, nguồn nước đã đạt quy chuẩn Việt Nam, 2 loại cá này hoàn toàn có thể sống được bình thường.
Theo đại diện JVE, việc thả cá này sẽ chứng minh nước Tô Lịch sau xử lý có các chỉ số như oxy hòa tan trong nước, mức độ ô nhiễm, các vi sinh vật có lợi đều nằm trong mức tốt, đảm bảo sinh vật như cá phát triển.
Rất đông phóng viên báo chí cũng như người dân hiếu kì đã có mặt tại đây để chứng kiến sự việc chưa từng có này. Nhiều người cho rằng loại cá Koi Nhật Bản rất khó sống tại đây, thả thế này rất lãng phí vì cá Koi là giống cá đắt tiền. Để đảm bảo cho đàn cá, công ty sẽ bố trí lực lượng bảo vệ 24/24 và có lắp camera giám sát kĩ nhằm tránh tình trạng trộm cá.
Ngoài thả cá trong khu vực nước đã xử lý, JVE còn thả cá rô phi gần khu vực số 1 có máy sục nano để đánh giá mực độ nước cũng như xem chúng có thể sống tại khu vực này không.
Cũng trong sáng 16/9, JVE tiến hành thả cá Koi Nhật Bản và cá chép Tam Dương xuống khu vực nước đã qua xử lý tại Hồ Tây.
"Hôm nay cơ quan chuyên môn tiến hành lấy mẫu để mang về phân tích, khoảng 10 ngày sau sẽ cho kết quả. Khi đó, chúng tôi sẽ gửi báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND TP. Hà Nội và các cơ quan chuyên môn liên quan" - đại diện của Dự án làm sạch sông Tô Lịch, góc Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản cho biết.
Trước đó, ngày 16/5, TP Hà Nội khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor. Sau một thời gian thí điểm, bước đầu nước sông Tô Lịch, Hồ Tây tại khu vục thí điểm có cải thiện theo chiều hướng tích cực, bớt mùi hôi và đã trong hơn.

Xem thêm
Kiểm tra mỏ đá làm hỏng đường dân sinh

Kiểm tra mỏ đá làm hỏng đường sau phản ánh của Báo Nông nghiệp và Môi trường; Hàng nghìn ha cao su héo khô lá bất thường; Hơn 1.000 ha sắn ở Quảng Trị bị nhiễm bệnh khảm lá; Nestlé Việt Nam đầu tư 1.900 tỷ đồng mở rộng nhà máy ở Đồng Nai.

Bí quyết thải độc tạng phủ lớn nhất cơ thể sau Tết

Với trọng lượng khoảng 1,4kg ở người trưởng thành, gan là tạng phủ lớn nhất cơ thể và cũng là nơi phải gồng mình gánh chịu độc tố khi chúng ta lạm dụng rượu bia, thức ăn không lành mạnh vào dịp Tết. GS, TS, BS y học cổ truyền Dương Trọng Hiếu bật mí các kiến thức hữu ích để bảo vệ gan, xả độc tố, lấy lại vóc dáng để khởi đầu một năm mới đầy sức sống.

Hơn 2.000ha cao su héo khô lá, khai thác mủ đình trệ

Quảng Bình Hai doanh nghiệp cao su có hơn 2.000ha cây héo khô lá ở tỉnh Quảng Bình đang tìm các giải pháp ứng phó mất nguồn thu và lên phương án hỗ trợ người lao động trong thời gian chờ cây phục hồi.

'Vọng Xưa' - Một làng quê đáng sống

Có những làng quê khiến người ta muốn sống, muốn gắn bó, muốn trở về chỉ vì ở đó cuộc sống lành như hạt lúa, ấm như ánh lửa bếp và sâu như tiếng ru của mẹ.