| Hotline: 0983.970.780

Sơn La: Đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực môi trường

Thứ Năm 12/12/2024 , 13:40 (GMT+7)

(TN&MT) - Trong năm 2024, công tác thẩm định các hồ sơ, thủ tục về môi trường tiếp tục được Sơn La quan tâm, kiểm soát chặt chẽ. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã có nhiều nỗ lực để đẩy mạnh kiểm soát thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện.

Môi trường

Sơn La: Đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực môi trường

Nguyễn Nga {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - Trong năm 2024, công tác thẩm định các hồ sơ, thủ tục về môi trường tiếp tục được Sơn La quan tâm, kiểm soát chặt chẽ. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã có nhiều nỗ lực để đẩy mạnh kiểm soát thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện.

Để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính lĩnh vực môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành 3 Quyết định để góp phần rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, gồm: Thành lập Tổ thẩm định cấp Giấy phép môi trường; thành lập Đoàn kiểm tra cấp Giấy phép môi trường; Hội đồng thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với các dự án đầu tư.

untitled.png
Trong năm 2024, 98% hồ sơ, thủ tục về tài nguyên, môi trường được giải quyết đúng hạn.

Tính đến tháng 11/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 31 hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường; 27 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường từ Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

Kết quả, đến nay, Sở đã thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với 12 dự án và cấp 3 giấy phép môi trường. Hiện, cơ quan thường trực thẩm định đang tiếp tục thẩm định 31 hồ sơ, thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường. Ngoài ra, trong quá trình thẩm định, có 12 hồ sơ dừng xử lý do chủ dự án rút hồ sơ hoặc cơ quan thường trực yêu cầu hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Đồng thời, Sở đã tham gia thẩm định các hồ sơ thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với 5 báo cáo đánh giá tác động môi trường và 2 giấy phép môi trường.

Nhìn chung, trong năm qua, công tác thẩm định các hồ sơ, thủ tục về môi trường tiếp tục được tỉnh Sơn La quan tâm, kiểm soát chặt chẽ ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư, cũng như xem xét, lựa chọn, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường.

Theo kết quả thống kê từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, trên 90% hồ sơ, thủ tục lĩnh vực môi trường được giải quyết đúng hạn, không có có hồ sơ quá hạn. Chất lượng thẩm định được nâng lên, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tuân thủ nghiêm cơ chế liên thông một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính.

Trong năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường không nhận được phản ánh, kiến nghị liên quan đến quá trình giải quyết thủ tục hành chính về môi trường.

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Tái sinh túi ni lông thành không gian triển lãm đô thị

Hơn 50.000 túi ni lông đã qua sử dụng được 'hô biến' thành mái che nghệ thuật, trưng bày tại Triển lãm Top 10 Awards Pavilion.

TP.HCM quy định mới về giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt

UBND TP. HCM vừa ban hành Quyết định số 67/2025 quy định về giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Quỹ phòng tránh thiên tai hỗ trợ gần 50% trạm đo mưa trên cả nước

Với gần 37,5 tỷ đồng được tài trợ, từ năm 2016 đến nay, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã lắp đặt gần 1.000 thiết bị cảnh báo mưa lũ.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Điện Biên dự kiến còn 45 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến sau sáp nhập, tỉnh Điện Biên sẽ giảm từ 129 xã, phường, thị trấn xuống còn 45 đơn vị hành chính cấp xã.