Phố đi bộ Hà Nội náo nhiệt liên hoan nghệ thuật múa Rồng 2020
Thứ Bảy 03/10/2020 , 20:25 (GMT+7)Sáng 3/10, hồ Hoàn Kiếm diễn ra Liên hoan nghệ thuật múa Rồng năm 2020 với sự tham dự của 13 đội đến từ các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Nhiều đội múa Rồng đã tập kết đông đủ từ sớm tại tuyến phố Lê Thạch, Đinh Tiên Hoàng, khu vực vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ.

Biểu diễn múa Rồng quan trọng nhất là người cầm đầu, việc di chuyển hợp lý dẫn dắt tập thể trong khi mang theo đầu Rồng nặng đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm.

Tranh thủ thời gian trước khi khai mạc một số đội múa Rồng tập luyện tại vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ.

Đây là lần thứ 6 thành phố Hà Nội tổ chức Liên hoan nghệ thuật múa Rồng. Mỗi đơn vị tham gia trình diễn một tiết mục, thời lượng từ 5 - 7 phút, trong đó có sử dụng một hoặc nhiều mô hình Rồng kết hợp múa Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phượng) trên nền nhạc, lời bình.

Mặc dù sáng 3/10, thời tiết Hà Nội đôi lúc có mưa song không làm giảm đi nhiệt huyết của thành viên các đội múa Rồng.

Suốt quá trình biểu diễn để truyền tải chủ đề, thông điệp cụ thể. Các màn múa Rồng, Lân đã tái hiện các sự kiện lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc; ca ngợi đất nước, con người Việt Nam, Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình suốt bề dày 1010 năm lịch sử, trên con đường hội nhập và phát triển.

Anh Nguyễn Đình Phong, một thành viên đội múa Rồng cho biết, việc biểu diễn trên nền trơn trượt đòi hỏi các thành viên đội múa Rồng phải hết sức khéo léo, chỉ một lỗi di chuyển cũng có thể gây chấn thương nghiêm trọng.

Chương trình sôi động, náo nhiệt đặc biệt thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, một số người dân tranh thủ phát trực tiếp trên các mạng xã hội.

Ngạc nhiên, thích thú, vui mừng là cảm xúc của nhiều em nhỏ khi được gia đình đưa đi xem múa Rồng 2020.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền khẳng định, Liên hoan nghệ thuật múa Rồng Hà Nội năm 2020 là hoạt động văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa, tạo không khí vui tươi trong đời sống văn hóa tinh thần người dân thành phố, chào mừng các sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước. Qua đó, quảng bá, giới thiệu đến công chúng cũng như bạn bè quốc tế về nghệ thuật múa Rồng, một loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm sắc màu dân gian và nét đẹp văn hóa Thủ đô.

Biểu diễn múa Rồng không hạn chế số lượng người, kỹ thuật biểu diễn... Do đó nhiều đội đã sử dụng các kỹ xảo đặc biệt như xếp hình, phun mưa, nhào lộn...

Sau màn biểu diễn, các đội múa Rồng đã diễu hành trên phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm chung vui với người dân và du khách.

Xá lợi Đức Phật đến Việt Nam
TP.HCM Xá lợi Đức Phật đã đến Việt Nam, bắt đầu hành trình tâm linh trọng đại trong 20 ngày Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, tổ chức tại TP.HCM.

Hàng trăm ngàn du khách đổ về Huế nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Đông đảo người dân, du khách đã chọn TP Huế để tham quan và nghỉ dưỡng dịp đại lễ 30/4 - 1/5. Tổng doanh thu du lịch ước tính trên 600 tỷ đồng.

Đà Nẵng rực rỡ cờ hoa mừng 50 năm ngày thống nhất non sông
Đà Nẵng rợp sắc cờ đỏ sao vàng, từ chợ, cảng cá đến quán cà phê, hòa cùng cả nước mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Người dân thức trắng đêm, háo hức để chờ theo dõi lễ diễu binh
Hàng trăm ngàn người chọn đến sớm tại các tuyến đường trung tâm, thức trắng đêm để theo dõi lễ diễu binh kỉ niệm 50 năm giải phóng miền Nam.

'Biển người' đổ về trung tâm TP.HCM đón chờ lễ diễu binh 30/4
Tối 29/4, khu vực trung tâm TP.HCM chật cứng khi hàng ngàn người dân đổ về chờ đón lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tuyến đường tránh 329 tỷ đồng 'vượt khó' chào mừng 30/4
Tuyên Quang Sau hơn 3 năm thi công, tuyến đường tránh thị trấn Sơn Dương có chiều dài 4km, tổng mức đầu tư 329 tỷ đồng đã cơ bản hoàn thiện và dự kiến thông xe dịp 30/4.