| Hotline: 0983.970.780

Những sai sót y khoa khóc dở mếu dở: Miếng đệm ngực gây phẫn nộ khắp thế giới

Thứ Sáu 30/06/2017 , 09:35 (GMT+7)

Năm 2012, Jean-Claude Mas, cựu lãnh đạo công ty Poly Implant Protheses (PIP), phải đối diện với tội danh vô ý gây thương tích đối với hàng loạt phụ nữ khắp thế giới. PIP, trước khi bị đóng cửa, là công ty hàng đầu thế giới sản xuất các bộ phận cấy ngực phụ nữ.

Ông chủ của công ty này bị cáo buộc sử dụng nguyên liệu không đạt chuẩn để sản xuất miếng đệm cấy ngực, gây ra nhiều nguy hiểm cho khách hàng.
 

Điều gì đã xảy ra?

Ngực nhân tạo do công ty Pháp PIP sản xuất đã bị cấm lưu hành từ năm 2010, sau khi giới chức phát hiện ra rằng chúng có các chất ở phẩm cấp công nghiệp, có nhiều tạp chất gây hại, thay vì các gel có phẩm cấp y tế đủ điều kiện dùng trong cấy ghép ngực, theo thông tin của CNN.

10-47-26_120126024213-bittermnn-frnce-pip-founder-rrest-00000816-story-top
Jean Claude-Mas bị bắt giam (Ảnh: CNN)

Mas đã thừa nhận cho phép công ty của mình sử dụng hai công thức gel: một loại là dòng cao cấp dành cho các khách hàng giàu có, sử dụng silicone y tế do Mỹ sản xuất. Dòng thứ hai là loại bình dân, cho tất cả các đối tượng khách hàng còn lại. Những miếng độn này được sản xuất từ silicone công nghiệp, thường được dùng làm đệm. Việc này được cho là để cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Tháng 12/2011, chính quyền Pháp phát đi cảnh báo khắp thế giới khi khuyến cáo 30.000 phụ nữ Pháp đã cấy ngực “hàng chợ” đi tháo bỏ.

Bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ Grant Stevens ở Californua nói với CNN rằng nguy cơ về sức khỏe khi sử dụng ngực “hàng chợ” của PIP vẫn chưa rõ ràng. “Silicone công nghiệp của PIP chưa nhiều tạp chất. Nhưng chúng tôi không biết chúng sẽ gây ra tai họa gì và ở mức độ nào. Nhưng chúng tôi lo ngại về khả năng gây ung thư hoặc nhiễm độc”.

Mặc dù giới chức Pháp và Anh loại bỏ khả năng gây ung thư từ các miếng độn PIP nhưng vẫn nói trong trường hợp miếng độn bị rách, vỡ, chúng có thể bốc cháy, gây sẹo hoặc dẫn tới xơ nang.

PIP từng là nhà cung cấp độn ngực silicone lớn thứ ba thế giới. Khoảng 300.000 phụ nữ ở 65 quốc gia khắp thế giới được cho là đã sử dụng miếng độn của PIP, với mục đích thẩm mỹ và số còn lại phải dùng miếng độn sau khi phải cắt bỏ ngực tự nhiên vì ung thư.

Vụ bê bối này có quy mô rất rộng, khắp châu Âu, đâu đâu cũng có người dùng hàng của PIP. Riêng ở Anh là 40.000 người. Sản phẩm của PIP cũng có mặt tại những nước xa xôi như Nam Phi hay Brazil, Venezuela, thậm chí là Australia…
 

Mang bom trong người?

Cô Rowena Mackintosh, người Anh, có sử dụng ngực silicone của PIP, nói với CNN rằng cô lo lắng về hiểm họa sức khỏe tiềm tàng.

“Tôi có cảm giác đang có quả bom nổ chậm trong người”, cô nói. “Khi bạn tới bác sỹ, thường bạn không hỏi “ai sản xuất thuốc” phải không? Bạn thường nghĩ rằng cái gì họ cung cấp đều an toàn. Và vì nghĩ thế, tôi đã cho cấy vào người các miếng silicone dùng để làm đệm, và chỉ chúa mới biết họ còn cho gì vào sản phẩm của họ. Thật kinh khủng”.

Mặc dù cùng dùng độn ngực của PIP nhưng người dùng ở các nước nhận được những khuyến cáo khác nhau.

Pháp khuyên phụ nữ cấy hàng của PIP đi bác sỹ loại bỏ chúng ngay lập tức. Venezuela cũng khuyến cáo công dân của mình đi phẫu thuật loại bỏ miếng đệm ngực.

10-47-26_venezueljpegsizecustomcrop1086x741
Một phụ nữ Venezuela ngồi cạnh hai miếng đệm ngực do PIP sản xuất mà các bác sỹ vừa phẫu thuật tháo ra, một miếng đã bị vỡ (Ảnh: The Star)

Chính phủ Anh lại nói không có bằng chứng rõ ràng để có thể khuyến cáo loại bỏ miếng đệm PIP cho dù họ vẫn nói quý cô quý bà nào cảm thấy lo lắng thì đi gỡ “ngực”. Ở Đức, các bác sỹ đề nghị các bà các cô gỡ bỏ đệm ngực, nhưng cũng nói chưa có gì nguy hiểm nếu giữ lại.

Bác sỹ Stevens cho rằng các bà không nên chờ chúng vỡ ra mới đi gỡ bỏ đệm ngực. “Đừng đợi bom nổ rồi mới chạy tìm chỗ ẩn nấp”, ông nói.

Sau sự cố, Chính phủ Pháp đề nghị được chi trả cho việc gỡ bỏ ngực độn PIP, kể cả “thay mới” cho những ai “nâng cấp ngực” ở Pháp. Chính quyền Venezuela lo tiền cho việc gỡ bỏ, nhưng không kèm theo phần “thay mới”.

Công ty PIP vỡ nợ vào năm 2010, sau khi các sản phẩm của họ bị cấm lưu hành. Ông chủ của công ty, Jean-Claude Mas bị điều tra. Giới chức các nước nhận được lời tố cáo của 2.500 phụ nữ Pháp và 250 phụ nữ Anh. Phụ nữ nhiều quốc gia cũng cử luật sư đại diện kiện PIP và cá nhân Mas. Thậm chí Costa Rica còn thông qua Interpol phát lệnh truy nã ông này vì “xâm phạm mạng sống và sức khỏe người khác”.

Các con ông Mas đã cố gắng thành lập một công ty mới. Tờ Nice Matin của Pháp đã có được bản kế hoạch thành lập công ty France Implant Technologie, thay thế PIP, trong đó Jean-Claude Mas là cố vấn, con trai Nicolas Lucciardi là lãnh đạo. Một số vị trí cấp cao trong PIP sẽ được chuyển qua công ty mới. Nicolas Lucciardi dự kiến sẽ xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu Âu, Nam Mỹ và Trung Quốc. Một kế hoạch đầu tư trị giá 2 triệu euro hòng đưa các nhà máy của PIP trở lại hoạt động đã được vạch ra. Tuy nhiên, tất cả những dự định này đã sụp đổ vì báo chí thế giới rất quan tâm đến vụ scandal PIP.

Ngày 10/12/2013, Jean-Claude Mas bị tống giam với bản án 4 năm tù. Ông cũng chịu án phạt 75.000 euro.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Cần có hành động thực chất để bảo tồn biển

Đây là ý kiến của các đại biểu tham gia tại Hội nghị Đại dương của chúng ta (OOC) lần thứ 10 vừa diễn ra tại Busan, Hàn Quốc.

Đọc nhiều nhất