| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 24/08/2021 , 11:05 (GMT+7)

Lục Yên (Yên Bái): Người dân đồng lòng hiến đất làm đường

Thứ Ba 24/08/2021 , 11:05 (GMT+7)

(TN&MT) - Trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lục Yên (Yên Bái) là một trong những địa phương nổi bật với phong trào hiến đất làm đường, xây dựng nông thôn mới. Từ đó, phong trào đã lan tỏa tới hầu hết các địa phương trong toàn tỉnh, góp phần không nhỏ giúp các xã hoàn thành tiêu chí về đường giao thông nông thôn.

Người dân Lục Yên đốn chặt cây, hiến đất làm đường

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, chung sức xây dựng nông thôn mới, huyện Lục Yên đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân. Nhiều hộ trên địa bàn huyện đã tình nguyện hiến đất, tháo gỡ những tài sản trên đất và ủng hộ kinh phí mở rộng các tuyến đường làng ngõ xóm, đường trục chính, xây dựng nhà văn hóa.

Xã Khánh Thiện là một trong những xã của huyện Lục Yên đi đầu trong phong trào hiến đất làm đường, xây dựng nông thôn mới. Toàn xã hiện có 57,68km đường giao thông nông thôn các loại, sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, trên địa bàn xã có gần 40km đường giao thông nông thôn được kiến cố hóa.

Trong đó, đường trục xã, từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa 8,3km, đạt 100%; đường trục thôn, liên thôn với tổng chiều dài hơn 30km, trong đó, 25km được bê tông hóa, đạt 78% đảm bảo chiều rộng nền đường tối thiểu 5mét, mặt đường 3,5mét; còn lại là đường đất được cứng hóa bằng cát sỏi, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện.

Những con đường ngày càng rộng mở

Bên cạnh đó, toàn xã có gần 7km đường làng ngõ, xóm với chiều rộng nền đường từ 4mét và mặt đường 3mét đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa, trong đó, bê tông hóa gần 4km; xã có gần 1km đường trục chính nội đồng được bê tông hóa 100%, các tuyến đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển vật tư và sản phẩm sau thu hoạch được thuận tiện.

Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm tạo điều kiện của tỉnh, huyện và đặc biệt có sự đồng thuận tham gia đóng góp, tự nguyện hiến đất hàng nghìn m2 đất, tháo gỡ những tài sản trên đất để mở rộng, xây dựng các tuyến đường. Phong trào hiến đất làm được đã được khơi dậy từ chính những cán bộ trong xã rồi lan tỏa đến người dân giúp việc giải phóng mặt bằng được thuận lợi.

Khi được triển khai thực hiện mở đường xây dựng NTM, ông Phạm Quang Ấm - Thôn Khe Phay, xã Khánh Thiện nguyên là cán bộ mặt trận tổ quốc xã tích cực tuyên truyền về lợi ích thiết thực khi có đường giao thông. Bản thân gia đình ông Ấm cũng đã tự nguyện hiến hơn 700m2 để cùng xã xây dựng NTM và kêu gọi mọi người trong thôn cùng hiến đất làm đường.

“Khi có chủ trường xây dựng NTM, đặc biệt là mở rộng các tuyến đường bản thân tôi tích cực tuyên truyền tới người dân mục đích, ý nghĩa và nêu bật lên tầm quan trọng, thuận lợi khi có đường giao thông nông thôn. Sau khi được xã tuyên truyền bản thân gia đình tôi tự nguyện hiến đất trước, sau đó tuyên truyền để người dân trong thôn hiểu và đồng tình ủng hộ, hiến đất để xây dựng các tuyến đường nông thôn. Sau khi có đường đi lại thuận tiện người dân rất phấn khởi, hàng hóa sản xuất được lưu thông thuận tiện, đường làng ngõ xóm được sạch sẽ”, ông Phạm Quang Ấm chia sẻ:

Phong trào lan tỏa rộng rãi 

Cũng giống như nhiều hộ gia đình trong thôn, khi được chính quyền xã tuyên truyền vận động làm đường bê tông, gia đình anh Chu Văn Đủ - Thôn Khe Phay, xã Khánh Thiện cũng tự nguyên hiến hơn 1.000m2 đất sản xuất nông nghiệp và chặt bỏ cây khối trên đất để cùng xã làm mới tuyến đường.

Theo ông Triệu Đức Chính - Bí thư Đảng ủy xã Khánh Thiện, hiện toàn xã có hơn 1.000 hộ dân đã phá bỏ cây cối, hoa màu, vật kiến trúc hiến đất làm đường trên 4.000m2 đất trị giá hàng chục triệu đồng để xây dựng NTM.

Nhớ lại những ngày đầu xây dựng NTM, ông Triệu Đức Chính chia sẻ: “Xã Khánh Thiện chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, chiếm trên 80%, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những ngày đầu bắt tay vào xây dựng NTM xã gặp rất nhiều khó khăn, năm 2019 xã chỉ đạt 2/19 tiêu chí. Ngay sau đó, xã xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Đảng ủy xã đã đề ra Nghị quyết cho từng tiêu chí để phấn đấu và đến nay xã đã đạt 19/19 tiêu chí”.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn huyện đã huy động kinh phí từ cộng đồng dân cư xây dựng NTM ước tính trên 8 tỷ đồng. Trong đó hiến đất, ngày công và hiện vật quy đôi thành tiên hơn 7 tỷ đồng. Trong đó, vận động nhân dân hiến 92.084 m2 đất các loại, đóng góp 3.636 ngày công, cây cối, hiện vật khác và đóng góp trên 1 tỷ đồng tiền mặt làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi, chỉnh trang nhà văn hóa thôn, đường làng, ngõ xóm...

Đến nay, huyện Lục Yên có 7/24 xã, thị trấn được UBND tỉnh Yên Bái công nhận đạt chuẩn NTM, bình quân toàn huyện đạt 14 tiêu chí/xã. Phấn đấu hết năm 2021 huyện Lục Yên có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM nâng tổng số lên 9/24 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM.

Qua đó cho thấy, sự đồng thuận hết lòng vì việc chung, người dân huyện Lục Yên đã thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác Hồ “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Cũng từ đó cho thấy, sự uy tín trong lãnh đạo, điều hành và cách dân vận khéo của đội ngũ lãnh đạo từ huyện đến cơ sở đã giúp huyện Lục Yên từng bước thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
    Dân tộc thiểu số 03/01/2025 - 22:51

    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.

  • Bát Xát (Lào Cai): Khai mạc Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi
    Dân tộc thiểu số 19/12/2024 - 15:49

    (TN&MT) - Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức “Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn Bát Xát.

  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    Dân tộc thiểu số 04/12/2024 - 17:26

    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...

  • Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
    Dân tộc thiểu số 03/11/2024 - 08:37

    (TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.

  • Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc
    Dân tộc thiểu số 19/10/2024 - 21:45

    Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.

  • Quảng Nam: Đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi còn dưới 10%
    Dân tộc thiểu số 24/09/2024 - 18:49

    Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

  • E-magazine: Thần tốc vì ngày mai Làng Nủ
    Dân tộc thiểu số 22/09/2024 - 21:20

    (TN&MT) - Làng Nủ - cái tên mà trong những ngày qua, hầu như bất kỳ ai, đã là con dân của đất Việt hầu như đều đau đáu trông về. Làng Nủ - là nơi mà gần như bất kỳ con tim người Việt trên mảnh đất hình chữ S đều hướng về. Làng Nủ là nơi bàn chân của con Lạc, cháu Hồng đều muốn đến... Và dù là ai, ở cương vị nào, ở công việc nào, tất cả đều hối hả, thần tốc để có thể bù đắp, để có thể sẻ chia, đồng hành và tất cả đều cùng vì mục tiêu - vì ngày mai Làng Nủ.

  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    Dân tộc thiểu số 21/09/2024 - 16:55

    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất