| Hotline: 0983.970.780

Lũ lịch sử trên sông Chu húc vỡ đập Cửa Đạt

Thứ Bảy 06/10/2007 , 09:05 (GMT+7)

Khoảng 11h sáng 5/10, do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về làm đập chính hồ Cửa Đạt, Thanh Hoá (nơi đang thi công công trình thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt) bị vỡ dài hơn 100m, cuốn trôi 600.000m3 đá, ước thiệt hại gần 200 tỷ đồng.

Đến 15h chiều cùng ngày, sông Chu đã đạt đỉnh lũ và vượt báo động III 0,65m tại Xuân Khánh, tương đương lũ lịch sử năm 1968. Đến giờ này mực nước đã đứng do mưa đầu nguồn giảm dần.  

Đầu cầu Cửa Đạt (Thanh Hòa) vỡ ngày 5/10, đã được lấp trong vòng 10 phút. Ảnh: VnCold

Trong khi đó, lũ sông Mã và sông Bưởi vẫn tiếp tục lên nhanh, mực nước sông Mã tại Lý Nhân 12,08 m, đạt báo động III. Sông Bưởi đã vượt báo động III là 0,51 m, tương đương lũ lịch sử năm 1996. 

Hiện trên địa bàn Thanh Hoá vẫn mưa to, dự kiến sông Bưởi có khả năng phải phân lũ tại huyện Thạch Thành. 

Lũ tràn qua đập chính. Ảnh: VnCold

Nước sông Mã lên cao kéo theo mực nước các sông Lèn, sông Lạch Trường cũng đang dâng cao từng giờ, đe doạ nghiêm trọng hệ thống đê tại các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Hoằng Hoá, Thiệu Hoá..., trong đó đê tả sông Mã đã có 3 điểm bị sạt lở mái đê, nhiều điểm tại các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Thành (huyện Vĩnh Lộc) đang phải xử lý chống tràn đê. 

Lũ tại cầu qua sông Chu, Cửa Đạt sáng 5/10/2007. Ảnh: VnCold

Cùng với nước sông Chu đang dâng cao đã khiến hơn 2.300 nóc nhà với 12.386 khẩu của 7 xã ven sông của huyện Thọ Xuân là Xuân Lai, Xuân Thiên, Xuân Thọ, Xuân Hải, Xuân Hoà, Xuân Yên và Xuân Vinh chìm trong biển nước, có nơi sâu tới trên 8,35m. 

Tại Thanh Hóa đã đã có 1 người chết do đi vớt củi trên sông, 1 người khác cũng thiệt mạng vì cứu người bị nạn. 

Công trình đầu mối Thuỷ lợi – Dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt

 

1. Công trình đầu mối thuỷ lợi –Thuỷ điện Cửa Đạt tại xã Xuân Mỹ huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hoá với các nhiệm vụ chủ yếu sau:

-         Giảm lũ cho vùng hạ du.

-         Cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng Q=7,715m3/s

-         Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862ha đất canh tác.

-         Kết hợp phát điện với công suất 97MW.

-         Bổ sung nước mùa kiệt cho hạ du sông Mã để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái với lưu lượng Q=30,42m3/s

Công trình đầu mối gồm: đập chính bằng đá đổ đầm nện, chống thấm bằng BT bản mặt ( chiều cao lớn nhất của đập là 118,5m, cao trình đỉnh +122,5) ; tràn xả lũ; tuy nen dẫn dòng thi công.

 

2. Công trình được khởi công năm 2004 dự kiến kết thúc xây dựng vào tháng 5/2009 và tích nước phát điện vào mùa lũ năm 2009 đã chuẩn bị tích cực và chủ động phương án dẫn dòng thi công mùa lũ năm 2007 là dẫn dòng qua tuy nen và 210m đoạn đập chính đang đắp dở ở lòng sông với tần suất thiết kế dẫn dòng là p = 5% ứng với  lưu lượng Q= 5050m3/s.

 

3. Do ảnh hưởng của cơn bão số 5, lũ qua sông Chu theo đánh giá sơ bộ là xảy ra với tần suất 1-1,5%, lưu lượng qua đập là 7000-8000 m3/s. Do lũ lớn cường độ cao nên gây xói phía bờ phải. Do hồ chưa tích nước nên việc xói lở phần đập dẫn dòng thi công không ảnh hưởng đến hạ lưu. Chênh lệch mực nước trước và sau đập là nhỏ không gây ảnh hưởng đến lũ ở hạ lưu, toàn bộ lưu lượng dòng chảy lũ về hạ lưu theo quy luật dòng chảy tự nhiên. Để đảm bảo an toàn cho dân vùng hạ du UBND Tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo di dân vùng thấp lên vùng cao, đề phòng lũ tiếp tục dâng cao. (Theo Vncold.vn)

Theo VTC

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý các trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chủ trương cho Chính phủ ban hành Nghị định về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng và thuê đất.

Chăm lo cho người lao động về vật chất, tinh thần và sức khỏe

Tháng 5 hằng năm được coi là tháng cao điểm tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động về mọi mặt, cả vật chất, tinh thần và sức khỏe.