| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 10/07/2023, 10:53 (GMT+7)

Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì

Thứ Hai 10/07/2023 , 10:53 (GMT+7)

(TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.

Phát triển bền vững

Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì

Trần Hương {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.

Nỗi lo khô hạn của già làng

Theo chân già làng Pờ Dần Xinh, chúng tôi đi dọc một vòng quanh xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, Điện Biên). Người già, trẻ con ở Sín Thầu gặp già đầu gật đầu cúi chào lễ phép. Họ đã sống ở đây quây quần từ bao đời, bao kiếp… Họ thuộc tính cách từng người trong bản. Người Hà Nhì nghĩa tình, chung thủy bao năm theo cách mạng, Đảng, Bác Hồ… Sau nhiều nỗ lực, đến nay đời sống của đồng bào Hà Nhì nơi đây đã được nâng lên. Những mái nhà tranh được thay bằng những làn sóng tôn xanh, đỏ. Điều đáng quý là dù nhịp sống có đổi thay đến đâu, họ vẫn giữ hồn, cốt dân tộc. Và Tết mùa mưa của người Hà Nhì là một nét đẹp của văn hóa truyền thống ở nơi đây.

Theo quan niệm của người dân tộc Hà Nhì tại huyện Mường Nhé,  vào thời điểm từ 15/5 – 15/7 âm lịch hàng năm là vào mùa mưa, tiết trời bắt đầu thay đổi giao mùa; khi ấy các vị thần sông, nước bắt đầu hoành hành, sấm sét, xói mòn, lũ quét… gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hoạt động lao động của bà con. Chính vì vậy, người Hà Nhì phải tổ chức nghỉ ngơi để ăn tết giữa mùa mưa, vào một ngày được ấn định giữa tháng; đồng thời làm nghi lễ cầu mưa, gọi “thần mưa” về nhận lễ vật mà bà con cầu cúng, để thần ban cho họ khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu.

2ch38398389389398-1-.jpg
Người già trong gia đình tổ chức lễ cúng thần mưa trong tết mùa mưa của dân tộc

Có dịp đến bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chúng tôi được dự tết mùa mưa của bà con nơi đây, già làng Pờ Dần Xinh chia sẻ: “Mọi năm vào dịp này, trời mưa nhiều lắm, vì đó mà tết mùa mưa luôn vui vầy, phấn khởi. Tuy nhiên năm nay, thời tiết có phần cực đoan, khô hạn và rất ít mưa, đến thời điểm tổ chức ăn tết mùa mưa mà vẫn thiếu những cơn mưa nặng hạt tưới đẫm cho cây trồng, ruộng đồng của bà con. Dù rất vui mừng vì con cháu, họ hàng nơi xa trở về và cả khách du lịch thập phương đã về dự tết mùa mưa, nhưng tôi vẫn canh cánh một nỗi trăn trở, lo âu về thời tiết. Mong sao sau dịp nghỉ ngơi ăn tết mùa mưa, bà con trở lại lao động vụ mùa thì thời tiết cũng thuận hòa hơn, những cơn mưa cũng đổ xuống cung cấp nước tưới cho mùa màng…”

Nỗi niềm lo âu của già làng Pờ Dần Xinh cũng là nỗi lo chung của bà con dân tộc Hà Nhì trong bản Tả Kố Khừ nói riêng và người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé nói chung. Bởi từ xa xưa, tập quán của người dân tộc Hà Nhì vốn dĩ làm nông nghiệp, canh tác trên nương và dựa vào lợi tức rừng để sinh sống; thế nên việc thời tiết mưa thuận gió hòa đối với họ vô cùng quan trọng.

6ch39383893898933983-1-.jpg
Phụ nữ người Hà Nhì mặc trang phục dân tộc trong tết mùa mưa

Không những thế, sau thời điểm diễn ra tết mùa mưa, vào tháng 6 hàng năm, nhiều diện tích lúa nương và cây rau màu của bà con bước vào giai đoạn thu hoạch, việc tiết trời quá khô hạn, thiếu đi những cơn mưa tưới đẫm khiến bà con ai cũng thấp thỏm lo lắng liệu vụ mùa này hạt lúa có thể chín đều, rau quả có thể thu hoạch được hay không…?!

Dù vậy, tết mùa mưa năm nay, bà con Hà Nhì ở bản Tả Kố Khừ vẫn tổ chức các nghi thức cúng thần mưa một cách trang trọng, đủ đầy lễ vật. Bên cạnh mâm cỗ cúng có thịt, rượu và lễ vật sống (là một số gia súc, gia cầm do bà con nuôi) của mỗi hộ gia đình, người già trong gia đình cũng dành thời gian cúng thần mưa lâu hơn mọi năm. Lời cúng được đọc bằng tiếng Hà Nhì, mong thần mưa về chứng nhận lễ vật và phù hộ cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu.

Tế lễ cầu mưa

Không chỉ tổ chức lễ cúng thần mưa trong nhà, dịp tết mùa mưa năm nay, bà con Hà Nhì sinh sống tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé còn tổ chức lễ cúng ngay bên bờ dòng suối Nậm Ma - con suối lớn chảy qua địa bàn xã. Việc này cũng nhằm “cầu mưa” để con suối Nậm Ma đầy nước, cung cấp nước tưới cho mùa màng của người dân nhiều bản trong xã, sau những ngày suối cạn trơ dòng vì thiếu mưa.

Gặp gỡ chúng tôi trong lễ cúng thần mưa bên bờ suối Nậm Ma tại bản Đoàn Kết, xã Chung Chải, ông Pờ Xè Chừ, Bí thư Đảng ủy xã Chung Chải, nói: “Dòng Nậm Ma là suối lớn, có nhiệm vụ tiếp nhận nước chảy từ thượng nguồn hai suối lớn nơi ngã ba biên giới (Việt – Lào – Trung Quốc), cung cấp nước phục vụ đời sống người Hà Nhì, đồng thời điều tiết nước cho nhiều suối nhỏ trên địa bàn huyện Mường Nhé, như: Nậm Nhé, Nậm Là...

Hàng năm, vào vào mỗi mùa mưa như dịp này, các dòng chảy đều đổ về suối Nậm Ma, khiến nước suối dâng cao hơn chục mét, đủ nước tưới tiêu nội đồng và tích nước vào các hồ, ao cho bà con nuôi trồng, sử dụng đến tận mùa khô (tháng 9, tháng 10) Nhưng năm nay mưa ít, nước suối cạn sắp tới đáy, bà con ai cũng lo lắng không biết mực nước có duy trì được cho tưới tiêu hay không. Cũng vì nỗi lo ấy mà bà con quyết định làm nghi thức “cầu mưa” trong tết mùa mưa bên bờ suối Nậm Ma năm nay”.

22-1-.jpg
Suối Nậm Ma – con suối đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Hà Nhì

Sáng hôm đó, bên bờ suối Nậm Ma, lễ cúng thần mưa diễn ra với sự có mặt của đông đảo bà con người Hà Nhì trong bản Đoàn Kết. Thầy cúng mặc bộ trang phục đen đặc trưng của người Hà Nhì bắt đầu cầu gọi thần mưa về chứng kiến. Rồi mời già làng cùng dân bản thả lễ vật dọc hai bên bờ suối để cảm tạ thần mưa, mong cho nước suối dâng cao đúng mùa, điều tiết nước hài hòa, không gây lũ ống, lũ quét và đủ nước cung cấp cho mùa màng người dân.

Trong tiềm thức của người Hà Nhì sinh sống tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, tết mùa mưa luôn có ý nghĩa lớn, quan trọng bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất mùa màng và quyết định đời sống kinh tế của bà con. Có thể tết mùa mưa năm nay, bà con chưa có được niềm vui trọn vẹn vì thời tiết cực đoan, khô hạn, thiếu mưa… Thế nhưng ai cũng tin tưởng thời tiết sẽ khả quan hơn trong những ngày tháng tới. Điều này cũng thể hiện niềm tin bất diệt của người dân tộc Hà Nhì vào thời tiết trong tín ngưỡng tâm linh lâu đời của họ ở nơi đây. Đó là câu chuyện cầu mưa của người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ quốc.

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
    Dân tộc thiểu số 03/01/2025 - 22:51

    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.

  • Bát Xát (Lào Cai): Khai mạc Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi
    Dân tộc thiểu số 19/12/2024 - 15:49

    (TN&MT) - Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức “Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn Bát Xát.

  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    Dân tộc thiểu số 04/12/2024 - 17:26

    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...

  • Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
    Dân tộc thiểu số 03/11/2024 - 08:37

    (TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.

  • Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc
    Dân tộc thiểu số 19/10/2024 - 21:45

    Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.

  • Quảng Nam: Đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi còn dưới 10%
    Dân tộc thiểu số 24/09/2024 - 18:49

    Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

  • E-magazine: Thần tốc vì ngày mai Làng Nủ
    Dân tộc thiểu số 22/09/2024 - 21:20

    (TN&MT) - Làng Nủ - cái tên mà trong những ngày qua, hầu như bất kỳ ai, đã là con dân của đất Việt hầu như đều đau đáu trông về. Làng Nủ - là nơi mà gần như bất kỳ con tim người Việt trên mảnh đất hình chữ S đều hướng về. Làng Nủ là nơi bàn chân của con Lạc, cháu Hồng đều muốn đến... Và dù là ai, ở cương vị nào, ở công việc nào, tất cả đều hối hả, thần tốc để có thể bù đắp, để có thể sẻ chia, đồng hành và tất cả đều cùng vì mục tiêu - vì ngày mai Làng Nủ.

  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    Dân tộc thiểu số 21/09/2024 - 16:55

    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất