Hồ nước ngọt 1 triệu m3 lớn nhất miền Tây cạn trơ đáy
Thứ Ba 12/05/2020 , 14:54 (GMT+7)Hồ nước ngọt Kênh Lấp ở huyện Ba Tri, Bến Tre với trữ lượng 1 triệu m3 đang cạn trơ đáy, khiến cuộc sống của người dân trong khu vực gặp không ít khó khăn.

Được đưa vào hoạt động tháng 8/2019, với sức chứa gần 1 triệu m3 nước, hồ nước ngọt Kênh Lấp, huyện Ba Tri, Bến Tre là nơi trữ nước ứng phó hạn mặn lớn nhất miền Tây. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài, cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020, hồ đã cạn trơ đáy, nhiều đoạn nứt nẻ.

Được xây dựng với kinh phí 75 tỷ đồng, hồ có chiều dài khoảng 5 km, rộng 40-100 m, có sức chứa gần 1 triệu m3 nước, đủ sức phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Tri.

Hệ thống ống nhựa dẫn nước được lắp đặt kết nối nguồn nước hồ với nhà dân. Đây là giải pháp chống hạn mặn rất khả thi trong bối cảnh nước ngọt dự trữ và mạch nước ngầm của huyện Ba Tri ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các ống nhựa ban đầu đã không thể hút được nước nữa. Các hộ dân phải nối thêm ống nhưng lượng nước thu được cũng rất hạn chế.

Theo Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Bến Tre, hiện tại nguồn nước sinh hoạt của các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nhất là các nhà máy nước trung tâm tỉnh đều bị nhiễm mặn vượt mức cho phép. Cuộc sống của người dân quanh hồ đang bị ảnh hưởng nặng nề, không thể trồng trọt hay chăn nuôi, nhiều người xuống hồ Kênh Lấp mò cua, ốc bán kiếm sống qua ngày.

Việc hồ nước ngọt Kênh Lấp sắp cạn kiệt gây khó khăn rất nhiều cho người dân. Theo UBND huyện Ba Tri, địa phương có 12 nhà máy + trạm cấp nước cung cấp cho 31.448 hộ/ tổng số 52.000 hộ của huyện đạt 60,47% số hộ trên địa bàn huyện.

Huyện đang thường xuyên phối hợp các nhà máy nước để cung cấp nước liên tục trên địa bàn. Tuy nhiên nguồn nước cấp vào nhà máy đang bị nhiễm mặn, dẫn đến nguồn nước cung cấp cho các hộ dân bị nhiễm mặn từ 2.6 - 8.3‰.

Ngoài sinh hoạt của người dân, nguồn nước phục vụ chăn nuôi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người dân phải tìm nguồn nước ngọt tại các giồng cát, nước dự trữ trong các ao hồ phục vụ chăn nuôi. Hiện tại đàn vật nuôi chưa có dấu hiệu ảnh hưởng do mặn.

Với khoảng hơn 20.000 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt, trong đó hơn 10.000 hộ thiếu nước dùng trong ăn uống. Một số hộ dân thiếu nước ngọt phải mua nước đổi từ các xe bồn dao động từ 70.000 - 150.000 đồng/m3. Bên cạnh đó, một số gia đình cũng tìm cách dự trữ được lượng nước ngọt nhỏ vào các chum, vại nhưng không đáng kể.

Hiện nay, người dân phải đổi nước bình để ăn uống và mua nước từ các phương tiện vận chuyển như xe, sà lan để phục vụ sinh hoạt. Do đó, cuộc sống của những hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo, chính sách đang rất vất vả. Nhiều mảnh vườn, ruộng của người dân ở ngay cạnh hồ Kênh Lấp cũng đang khô cằn, nứt nẻ và chưa biết bao giờ mới có nước để tưới lại.

Bà Nguyễn Thị Út, ở xã Phú Ngãi, huyện ba Tri cho biết hiện phải đi mua nước ngọt sinh hoạt ở xã Tân Xuân với giá 100.000 đồng/khối, chở về trong ngày nhưng cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.
tin liên quan

Sau bão số 3, nước bủa vây nhiều xã miền Tây Nghệ An
Nghệ An Sau bão số 3, hồ thủy điện bản Vẽ mở cửa xả, nhiều xã miền Tây Nghệ An vẫn ngập trong biển nước. Ghi nhận của Phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường.

Tiểu sử quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Hơn 1.700 người cùng nhiều phương tiện diễn tập chữa cháy, cứu hộ cứu nạn
Huế Buổi diễn tập huy động hơn 1.700 người tham gia, qua đó nâng cao nhận thức và kỹ năng về chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, hỗ trợ nhà ở tại Trạm Tấu, Hạnh Phúc
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, trao kinh phí xây nhà cho hộ nghèo xã Trạm Tấu, xã Hạnh Phúc (Lào Cai), hỗ trợ 20 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 1,2 tỷ đồng.

Cận cảnh dây chuyền đóng hộp giấy rau quả trị giá 4 triệu USD của Doveco
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) vừa khánh thành dây chuyền hộp giấy cho hoa quả đầu tiên tại Việt Nam, trị giá 4 triệu USD.

Danh sách Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố
Báo Nông nghiệp và Môi trường xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả danh sách các Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.