Hình ảnh đẹp nhà nông ‘nhàn tênh’ nhờ cấy máy, mạ khay cùng Thụy Hương 308
Thứ Sáu 02/02/2024 , 13:28 (GMT+7)Giống lúa Thụy Hương 308 phù hợp với kỹ thuật canh tác sử dụng mạ khay, cấy máy vì cứng cây, chống đổ tốt, năng suất cao, chịu sâu bệnh khá, cơm thơm, mềm, ngon…
Dù thời tiết đang còn khá rét, tuy nhiên trời không mưa, lại được dự báo nhiệt độ đang tăng lên nên bà con nông dân tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung và xã Hoằng Đặt, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) tranh thủ ra đồng cấy lúa, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ đông xuân năm 2023 - 2024 đúng khung thời vụ tốt nhất.
Ông Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch HĐTQ kiêm Giám đốc HTX Thống Nhất (xã Hà Sơn, huyện Hà Trung) cho biết vụ đông xuân năm nay, HTX áp dụng phương pháp mạ khay - cấy máy. Đây là xu hướng trong sản xuất lúa trên cánh đồng lớn, đồng giống, đồng trà, giúp tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, đồng thời góp phần giải quyết tốt những khó khăn do thiếu lao động thời vụ ở nông thôn hiện nay.
"Việc lựa chọn giống lúa phù hợp rất quan trọng. Vụ đông xuân năm 2023 - 2024, bà con nông dân HTX Thống Nhất rất tin tưởng và ưa thích giống lúa Thụy Hương 308 bởi những ưu điểm vượt trội của giống lúa này như cứng cây, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, năng suất và chất lượng cao…”, ông Quân cho hay.

Với hình thức cấy lúa bằng máy, mạ được gieo trên khay với giá thể gồm bùn non và xơ dừa.

Khu gieo mạ khay của Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) với giống lúa Thụy Hương 308. Thụy Hương 308 được bà con đánh giá là giống lúa lai có nhiều ưu điểm vượt trội, bông to, dài, tỷ lệ hạt chắc cao…

“Cánh đồng mạ” xanh mướt nhìn từ trên cao.

Mạ đạt từ 10 - 14 ngày tuổi có thể đưa ra ruộng cho cấy máy.

Cuộn mạ để vận chuyển đến ruộng.

Mạ được cuộn lại gọn gàng, thuận tiện cho việc di chuyển ra đồng để cấy mà không sợ gãy.

Vận chuyển mạ ra đồng bằng xe chuyên dụng.

Nông dân xã Hà Sơn (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) cấy lúa bằng máy và mạ khay. Cấy bằng máy giúp khoảng cách giữa các hàng và khóm lúa đều hơn, đảm bảo được mật độ.

Cấy máy - mạ khay với giống lúa Thụy Hương 308 tại xã Hoằng Đạt (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Bà con tại đây chia sẻ, phương pháp cấy bằng tay truyền thống phải mất 2 ngày cho diện tích hơn 1.500m2, nhưng với máy cấy, chưa đầy 60 phút đã xong.

Xếp mạ khay lên máy cấy.

Ruộng cấy máy phải chủ động tưới tiêu, đảm bảo ruộng bằng phẳng, mực nước xung quanh 1cm, khi cấy cây mạ sẽ thẳng hàng và không bị nghiêng, đổ hoặc bị vùi sâu.
tin liên quan

Chàng trai bệnh nặng được chữa lành bằng nông nghiệp sinh thái
Nhìn Quang dẫn khách thoăn thoắt đi lại giữa vườn nho để giới thiệu đặc tính của từng giống tôi không ngờ rằng trước đây anh từng phải chống nạng tới 7 tháng ròng

Tập huấn giúp nông dân tự tin kể câu chuyện sản phẩm OCOP
LÀO CAI Qua các lớp tập huấn, giúp học viên tự tin hơn để kể câu chuyện về sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng mình làm ra.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống
CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Mô hình thâm canh ngô khiến nông dân Lào mê tít
Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.

Nuôi rắn ráo trâu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
QUẢNG NGÃI Gia đình ông Lê Văn Vân (thôn 2, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cũ) tiên phong phát triển nghề nuôi rắn ráo trâu, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thời trồng rau, nuôi gà bằng điện thoại
HÀ TĨNH Tại Hà Tĩnh, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân chủ động ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, mang lại hiệu quả và chuyển biến tích cực trong sản xuất, kinh doanh.