| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tấn rau phải phá bỏ, ủ phân vì giá thấp

Thứ Năm 25/02/2021 , 10:57 (GMT+7)

170 hộ dân tại tổ dân phố Tân Tiến, thị trấn Êa Pôk, huyện Cư Mgar (Đăk Lăk) phải phá bỏ hàng trăm tấn rau vì giá thấp, không có người thu mua.

Tổ dân phố Tân Tiến có 170 hộ chuyên trồng rau với diện tích khoảng 30 ha. Tuy nhiên, từ dịp Tết Nguyên đán đến nay, hầu hết các hộ dân đều phải nhổ rau cho gia cầm ăn hoặc phá bỏ làm phân bón vì không ai mua.

Tổ dân phố Tân Tiến có 170 hộ chuyên trồng rau với diện tích khoảng 30 ha. Tuy nhiên, từ dịp Tết Nguyên đán đến nay, hầu hết các hộ dân đều phải nhổ rau cho gia cầm ăn hoặc phá bỏ làm phân bón vì không ai mua.

Bà Nguyễn Thị Phụ cho biết, suốt 20 năm trồng rau, đây là lần đầu bà phải đối mặt với tình trạng giá giảm sâu, không có người mua. Giá nhiều loại rau hiện chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Phụ cho biết, suốt 20 năm trồng rau, đây là lần đầu bà phải đối mặt với tình trạng giá giảm sâu, không có người mua. Giá nhiều loại rau hiện chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Do không có người mua, gia đình bà Phụ phải nhổ bắp cải chất thành đống, cao như hàng rào quanh ao.

Do không có người mua, gia đình bà Phụ phải nhổ bắp cải chất thành đống, cao như hàng rào quanh ao.

Những cây bắp cải có trọng lượng hơn 2kg nhưng không có người mua nên chủ vườn phải vứt bỏ.

Những cây bắp cải có trọng lượng hơn 2kg nhưng không có người mua nên chủ vườn phải vứt bỏ.

Ngoài bắp cải, bà Phụ cũng phải nhổ bỏ cải cuộn chất bên gốc cây ăn trái để làm phân.

Ngoài bắp cải, bà Phụ cũng phải nhổ bỏ cải cuộn chất bên gốc cây ăn trái để làm phân.

Hiện vườn rau nhà bà Phụ còn hơn 1.000m2 cà rốt đến thời điểm thu hoạch nhưng chưa có người đến mua. 'Vụ rau năm nay gia đình bỏ hơn 30 triệu để mua giống, phân bón nhưng giá thấp, không ai mua nên phải bỏ', nữ nông dân chua xót.

Hiện vườn rau nhà bà Phụ còn hơn 1.000m2 cà rốt đến thời điểm thu hoạch nhưng chưa có người đến mua. “Vụ rau năm nay gia đình bỏ hơn 30 triệu để mua giống, phân bón nhưng giá thấp, không ai mua nên phải bỏ”, nữ nông dân chua xót.

Tương tự, vườn cà chua hơn 1.800m2 của gia đình ông Lê Văn Khang đang chín bói nhưng thương lái không về nhập hàng. Để vớt vát, ông phải cắt và đem ra phố, ra chợ bán lẻ.

Tương tự, vườn cà chua hơn 1.800m2 của gia đình ông Lê Văn Khang đang chín bói nhưng thương lái không về nhập hàng. Để vớt vát, ông phải cắt và đem ra phố, ra chợ bán lẻ.

Ông Khang cho biết, gia đình ông đang bán 1.000 đồng/kg cà chua nhưng rất ít người mua.

Ông Khang cho biết, gia đình ông đang bán 1.000 đồng/kg cà chua nhưng rất ít người mua.

Theo ông Khang, từ Tết Nguyên đán đến nay, gia đình đã chặt bỏ hơn 4 tấn rau các loại. Đối với 2.000m2 trồng bí, do không có đầu ra nên gia đình phải bỏ trống.

Theo ông Khang, từ Tết Nguyên đán đến nay, gia đình đã chặt bỏ hơn 4 tấn rau các loại. Đối với 2.000m2 trồng bí, do không có đầu ra nên gia đình phải bỏ trống.

Ông Bùi Duy Bình, Tổ trưởng Tổ dân phố Tân Tiến ước tính, gần 1 tháng qua, người dân trên địa bàn đã phá bỏ khoảng 400 tấn rau, củ các loại vì không có đầu ra. Hiện, các loại rau củ đều ở mức giá rất thấp, có loại chỉ đạt 1.000 đồng/kg nhưng cũng kém người mua.

Ông Bùi Duy Bình, Tổ trưởng Tổ dân phố Tân Tiến ước tính, gần 1 tháng qua, người dân trên địa bàn đã phá bỏ khoảng 400 tấn rau, củ các loại vì không có đầu ra. Hiện, các loại rau củ đều ở mức giá rất thấp, có loại chỉ đạt 1.000 đồng/kg nhưng cũng kém người mua.

Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Mgar cho biết, khu vực tổ dân phố Tân Tiến thị trấn Êa Pôk là vựa rau trọng điểm của địa phương. Những năm trước người dân khu vực này khá giả nhờ trồng rau. Từ sau đợt lũ cuối năm ngoái, rau không trồng được nên đẩy giá lên cao. Cũng chính từ đây, người dân ào ạt trồng rau dẫn đến việc cung vượt cầu. Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến sức tiêu thụ dẫn đến rau không bán được phải bỏ.

Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Mgar cho biết, khu vực tổ dân phố Tân Tiến thị trấn Êa Pôk là vựa rau trọng điểm của địa phương. Những năm trước người dân khu vực này khá giả nhờ trồng rau. Từ sau đợt lũ cuối năm ngoái, rau không trồng được nên đẩy giá lên cao. Cũng chính từ đây, người dân ào ạt trồng rau dẫn đến việc cung vượt cầu. Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến sức tiêu thụ dẫn đến rau không bán được phải bỏ.

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Chuẩn bị mọi kịch bản 'ứng phó' với hoàn lưu bão số 3

Sơn La Ông Nguyễn Thành Công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp ứng phó hoàn lưu bão số 3.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất