| Hotline: 0983.970.780

'Hái ra tiền' với hàng nghìn chậu lan cắt cành

Thứ Hai 21/12/2020 , 13:30 (GMT+7)

Trồng hoa lan cắt cành bán cho các cửa hàng hoa tươi, gia đình ông Trương Thành ở Đà Lạt có nguồn thu nhập cao, trở nên giàu có.

Gia đình ông Trương Thành (ngụ xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang trồng 4.000 chậu địa lan và 11.000 chậu lan vũ nữ. Vườn lan được ông chăm sóc công phu và đều bước vào giai đoạn kinh doanh. 

Gia đình ông Trương Thành (ngụ xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang trồng 4.000 chậu địa lan và 11.000 chậu lan vũ nữ. Vườn lan được ông chăm sóc công phu và đều bước vào giai đoạn kinh doanh. 

Chủ vườn chia sẻ, trước đây, gia đình ông trồng cà phê và các loại rau củ. Đến năm 2017, thấy việc trồng hoa lan cho thu nhập cao nên gia đình chuyển qua trồng lan.

Chủ vườn chia sẻ, trước đây, gia đình ông trồng cà phê và các loại rau củ. Đến năm 2017, thấy việc trồng hoa lan cho thu nhập cao nên gia đình chuyển qua trồng lan.

''Thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên lan bị vàng lá, thối rễ và chết nhiều. Thiệt hại cũng nhiều', ông Trương Thành thổ lộ.

''Thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên lan bị vàng lá, thối rễ và chết nhiều. Thiệt hại cũng nhiều", ông Trương Thành thổ lộ.

Cũng theo ông Thành, để trồng địa lan, gia đình đã đầu tư hàng trăm triệu đồng làm nhà lưới, kệ sắt, hệ thống tưới... 

Cũng theo ông Thành, để trồng địa lan, gia đình đã đầu tư hàng trăm triệu đồng làm nhà lưới, kệ sắt, hệ thống tưới... 

Để địa lan phát triển tốt, ông Thành sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau. Giá thể trồng cây bao gồm vỏ đậu phộng (vỏ lạc) kết hợp các chất mùn khác để vừa giữ độ ẩm vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Để địa lan phát triển tốt, ông Thành sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau. Giá thể trồng cây bao gồm vỏ đậu phộng (vỏ lạc) kết hợp các chất mùn khác để vừa giữ độ ẩm vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Gia đình ông Thành cũng xây dựng bể xử lý nước để tưới cho lan. Nguồn nước được ông bơm lên từ giếng khoan bên cạnh và trước khi tưới, chủ vườn phải kiểm tra chất lượng, nồng độ pH... 

Gia đình ông Thành cũng xây dựng bể xử lý nước để tưới cho lan. Nguồn nước được ông bơm lên từ giếng khoan bên cạnh và trước khi tưới, chủ vườn phải kiểm tra chất lượng, nồng độ pH... 

Hiện nay, 4.000 chậu địa lan của gia đình ông Trường Thành cho thu hoạch đều đặn 700 cành hoa mỗi tháng. Nông dân này đang bán cho các cửa hàng hoa tươi ở TP.HCM với giá 50.000-60.000 đồng/cành.  

Hiện nay, 4.000 chậu địa lan của gia đình ông Trường Thành cho thu hoạch đều đặn 700 cành hoa mỗi tháng. Nông dân này đang bán cho các cửa hàng hoa tươi ở TP.HCM với giá 50.000-60.000 đồng/cành.  

Cùng với địa lan, gia đình ông Thành đang trồng 11.000 chậu lan vũ nữ cắt cành.

Cùng với địa lan, gia đình ông Thành đang trồng 11.000 chậu lan vũ nữ cắt cành.

Hợp khí hậu và được chăm sóc tỉ mỉ nên lan vũ nữ của gia đình ông phát triển mạnh. Sau 1 năm xuống giống, lan vũ nữ trổ bông và bắt đầu cho thu hoạch.

Hợp khí hậu và được chăm sóc tỉ mỉ nên lan vũ nữ của gia đình ông phát triển mạnh. Sau 1 năm xuống giống, lan vũ nữ trổ bông và bắt đầu cho thu hoạch.

Trong điều kiện chăm sóc tốt, mỗi năm, một chậu lan vũ nữ cho cắt 4-5 cành. ''Hiện tại, gia đình đang bán lan vũ nữ cho các shop hoa tươi với giá 15.000 đồng'', ông Trương Thành hồ hởi. 

Trong điều kiện chăm sóc tốt, mỗi năm, một chậu lan vũ nữ cho cắt 4-5 cành. ''Hiện tại, gia đình đang bán lan vũ nữ cho các shop hoa tươi với giá 15.000 đồng'', ông Trương Thành hồ hởi. 

Trung bình, mỗi tháng, gia đình ông Thành thu hoạch trên 4.000 cành vũ nữ.

Trung bình, mỗi tháng, gia đình ông Thành thu hoạch trên 4.000 cành vũ nữ.

Nhờ trồng địa lan và lan vũ nữ cắt cành, mỗi tháng, gia đình ông Thành có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng và trở thành gia đình khấm khá ở địa phương.  

Nhờ trồng địa lan và lan vũ nữ cắt cành, mỗi tháng, gia đình ông Thành có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng và trở thành gia đình khấm khá ở địa phương.  

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Chuẩn bị mọi kịch bản 'ứng phó' với hoàn lưu bão số 3

Sơn La Ông Nguyễn Thành Công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp ứng phó hoàn lưu bão số 3.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất