| Hotline: 0983.970.780

Điện 1 giá, người dùng phải trả thêm đến 39.000 đồng/tháng

Thứ Sáu 14/08/2020 , 19:07 (GMT+7)

Theo đại diện Bộ Công Thương, nếu thực hiện phương án điện 1 giá thì toàn bộ khách hàng sử dụng điện dưới 200 kWh sẽ phải trả tăng từ 19.000 - 39.000 đồng/khách hàng/tháng.

Phương án 'điện 1 giá' khiến người dùng phải trả thêm tới 39.000 đồng/tháng. Ảnh: EVN.

Phương án “điện 1 giá” khiến người dùng phải trả thêm tới 39.000 đồng/tháng. Ảnh: EVN.

Mới đây, Bộ Công Thương công bố dự thảo Quyết định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện của Chính phủ, đề xuất cách tính điện 1 giá bằng 145 - 155% giá bán lẻ điện bình quân. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng như người dân đều cho rằng mức này quá cao.

“Nếu thực hiện phương án điện 1 giá, số tiền ngân sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách xã hội cũng phải tăng từ khoảng trên 1.000 tỷ đồng/năm lên 1.240 tỷ đồng/năm do giá điện cao hơn bậc 1 hiện hành. Đồng thời việc áp dụng giá điện 1 giá cho tất cả các đối tượng khách hàng sẽ không khuyến khích được việc sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả”, đại diện Bộ Công Thương cho biết.

Theo đó, để vẫn đảm bảo mục tiêu sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, ngân sách nhà nước hỗ trợ hộ nghèo, chính sách xã hội không thay đổi, ngoài ra, đảm bảo giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân không thay đổi, trên cơ sở ý kiến các Bộ, ngành thì Bộ Công Thương đã đề xuất 2 phương án lấy ý kiến như sau:

Phương án 1 là cơ cấu biểu giá bán lẻ điện năm bậc.

Phương án 2: Khách hàng áp dụng biểu giá năm bậc hoặc lựa chọn áp dụng biểu giá 1 giá. Ở phương án này, vẫn duy trì được các ưu điểm của phương án 1 như khuyến khích được việc sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, số tiền ngân sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách xã hội không thay đổi.

“Các phương án đưa ra đều có giá điện 4 bậc đầu giống nhau. Do vậy, dù phương án nào được áp dụng thì các khách hàng sử dụng điện ở mức dưới 700kWh (hiện chiếm trên 98% tổng số khách hàng) đều có chi phí tiền điện bằng nhau. Đối với tất cả các phương án, các khách hàng sử dụng dưới 600 kWh (97,36% tổng số khách hàng) chi phí tiền điện sẽ giảm so với giá điện hiện hành (từ 2.800 - 12.800 đồng),

Ngoại trừ các khách hàng nếu sử dụng ở mức 300 kWh chi phí tiền điện sẽ tăng. Do ghép bậc 201-300 kWh và 301-400 kWh thành bậc mới. Số tiền phải trả tăng thêm khi sử dụng ở mức 300 kWh là 7.100 đồng. Còn thực hiện phương án điện 1 giá thì toàn bộ khách hàng sử dụng điện dưới 200 kWh sẽ phải trả tăng từ 19.000 - 39.000 đồng/khách hàng/tháng.

Nếu áp giá điện 1 giá ở mức bằng mức giá bình quân thì để đảm bảo giá điện sinh hoạt bình quân không đổi sẽ phải điều chỉnh tăng mức giá bán lẻ ở các mức dưới 700 kWh/tháng. Phương án này có lợi cho các khách hàng sử dụng điện nhiều nhưng sẽ ảnh hưởng tới trên 98% khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình trong xã hội”, đại diện Bộ Công Thương thông tin thêm.

 
Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án cho người dân lựa chọn. Trong đó với phương án 1 giá điện thì người dân có thể phải trả 2.890 đồng cho 1 kWh. Ảnh: laodong.vn

Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án cho người dân lựa chọn. Trong đó với phương án 1 giá điện thì người dân có thể phải trả 2.890 đồng cho 1 kWh. Ảnh: laodong.vn

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện, giá bán lẻ điện bình quân hiện ở mức 1.864,44 đồng/kWh. Như vậy, điện 1 giá tương đương 2.703 - 2.890 đồng mỗi kWh, chưa gồm 10% thuế VAT.

Hiện, biểu giá bán lẻ điện đang thực hiện theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ này. Cơ cấu tiêu thụ điện của các đối tượng khách hàng như sau: sản xuất chiếm 59,1%, kinh doanh chiếm 6,6%, hành chính sự nghiệp chiếm 3,8%. sinh hoạt chiếm 28%.

Do đây không phải là lần điều chỉnh giá điện nên các phương án đưa ra phải đảm bảo mức giá bán lẻ điện bình quân cho tất cả các nhóm khách hàng và giữ nguyên mức giá đã được ban hành tại Quyết định số 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương.

Xem thêm
Gần 400 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm tìm cơ hội mở rộng thị trường

TP.HCM HCMC FOODEX 2025 quy tụ gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, phụ gia, công nghệ chế biến...

Khai báo hàng tháng rất quan trọng khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp

HÀ NỘI Trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đến khai báo hàng tháng theo lịch hẹn ghi trên quyết định hưởng.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.