| Hotline: 0983.970.780

"Dân sang Campuchia trồng lúa chở về, không phải nhập lậu!"

Thứ Ba 24/02/2009 , 09:00 (GMT+7)

Trước việc lúa Campuchia vẫn ồ ạt chảy theo đường biên giới Tây Nam vào Việt Nam, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Đoàn Ngọc Phả, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang.

Trước việc lúa Campuchia vẫn ồ ạt chảy theo đường biên giới Tây Nam vào Việt Nam, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Đoàn Ngọc Phả, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang.

>> Lúa ngoại lại... băng đồng vào nội địa

Vì sao lúa trong tỉnh đang thu hoạch mà lúa Campuchia vẫn nhập ồ ạt qua biên giới?

Nói là lúa Campuchia chứ thực tế là dân mình qua đó thuê đất làm rồi chở lúa về. Vấn đề đó ngoài phạm vi của Sở NN- PTNT, cái đó anh phải hỏi Sở Công thương.

Nhưng lúa Campuchia nhập về không qua cửa khẩu mà đi tắt đường đồng thì có bị xem là nhập lậu không?

Chuyện đó anh phải hỏi Hải quan, tôi quản lý về nông nghiệp trong nội địa chứ đâu biết đó là lậu hay không. Nhưng người dân qua đó thuê đất làm theo mối quan hệ quen biết giữa hai bên thì đó là không chính thức. Mặt nào đó mướn đất như vậy cũng là mướn lậu, không ai chứng kiến có hợp đồng hay không. Nông dân đi qua đó cũng đi lậu, đi tắt đường đồng không xuất trình Pass port (hộ chiếu), không đóng lệ phí vì đi đường đồng đâu có trạm để trình.

Khi đem về thì nói là lúa Campuchia chuyển về nên anh nói là lúa lậu hay không thì tuỳ. Không phải lậu là vì người ta mướn đất làm lúa, nhưng không chính thức. Theo tôi dùng chữ “lậu’ thì cũng không chính xác. Vì lậu thì phải có vi phạm pháp luật, mà việc này pháp luật mình cho phép, với điều kiện là phải có Pass port, xuất trình theo quy định, chỉ là không chính thức thôi.

Lúa ngoại cứ nhập vào nội địa như vậy có ảnh hưởng gì đến SXNN của tỉnh không?

Chuyện mua bán giao thương qua lại giữa hai nước khi thị trường liên thông là hết sức bình thường. Cũng có lúc lúa của mình xuất qua bên đó, khi bên mình thiếu thì bên đó nhập về. Chuyện này không có ảnh hưởng gì đến SXNN của tỉnh An Giang. Tỉnh còn khuyến khích các DN qua đó hợp đồng thuê đất với diện tích lớn để đầu tư sản xuất theo đúng quy định đầu tư nước ngoài, đem dân qua đó rồi đem sản phẩm về hợp pháp qua ngả cửa khẩu.

Hướng sản xuất lúa của tỉnh năm nay thế nào. Có nguy cơ ứ lúa như khoảng cuối năm rồi không?

Chuyện tiêu thụ lúa không kịp không phải do ngành nông nghiệp quyết định. Đó còn do điều tiết của cấp cao hơn và các DNXK.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Chủ tịch TH đề xuất 3 trụ cột phát huy vai trò hợp tác công- tư

Bà Thái Hương là một trong các doanh nhân tiêu biểu được cùng các lãnh đạo cấp cao phân tích tầm nhìn chiến lược sâu sắc, toàn diện về hợp tác công - tư.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.