| Hotline: 0983.970.780

Đại sứ quán Canada cùng UNDP: Hỗ trợ cộng đồng ven biển Bình Định thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Tư 25/09/2024 , 22:50 (GMT+7)

(TN&MT) - Trong hai ngày 23 - 24/9, Đại sứ quán Canada cùng đoàn công tác của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tiến hành khảo sát và thăm thực địa tại Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn) và xóm Cồn Chim, Phước Sơn (huyện Tuy Phước) - hai trong những địa điểm triển khai dự án "Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu" tại tỉnh Bình Định.

Biến đổi khí hậu

Đại sứ quán Canada cùng UNDP: Hỗ trợ cộng đồng ven biển Bình Định thích ứng biến đổi khí hậu

Ái Trinh {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - Trong hai ngày 23 - 24/9, Đại sứ quán Canada cùng đoàn công tác của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tiến hành khảo sát và thăm thực địa tại Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn) và xóm Cồn Chim, Phước Sơn (huyện Tuy Phước) - hai trong những địa điểm triển khai dự án "Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu" tại tỉnh Bình Định.

Tham gia đoàn khảo sát có ông Shawn Steil, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam; bà Francesca Bellone, Trưởng Ban Hợp tác, Tham tán phát triển; bà Khadija Jaril, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Canada tại Việt Nam; bà Lê Vân Sơn, Chuyên gia Quản lý chương trình UNDP Việt Nam; bà Trần Thị Kim Liên, Cán bộ Giới và Sinh kế bền vững UNDP Việt Nam.

anh-1-f.jpg
Đoàn công tác thăm rừng ngập mặn và các hoạt động sinh kế của người dân ở xóm Cồn Chim. Ảnh: Ái Trinh

Trước đó, ngày 21/9, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 3313/QĐ - UBND về việc phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua UNDP. Dự án do Sở NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư, triển khai tại một số phường, xã tại TP. Quy Nhơn và các huyện, thị xã: Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn trong 6 năm kể từ khi dự án được phê duyệt đến tháng 3/2030.

Các nội dung chính của dự án được thực hiện tại Bình Định gồm: trồng 50.000 cây rừng ngập mặn phân tán; thành lập khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn; phục hồi 4ha rạn san hô tại khu vực biển thuộc 4 xã/phường Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và Ghềnh Ráng; lắp đặt 7 trạm cảnh báo sớm về biến đổi khí hậu (trạm khí tượng, thủy sản) tại các xã/phường ven biển; hỗ trợ các mô hình sinh kế cho cộng đồng.

Mục tiêu tổng quát của dự án nhằm cải thiện khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ; thúc đẩy các giải pháp khí hậu dựa vào thiên nhiên trong quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên biển và ven biển. Các khu bảo tồn rừng ngập mặn và rạn san hô được thành lập và quản lý hiệu quả để bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào thiên nhiên.

Tổng vốn thực hiện dự án là hơn 2 triệu CAD tương đương 37,2 tỉ đồng, trong đó vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Canada tài trợ thông qua UNDP là hơn 1,75 triệu CAD, tương đương hơn 31,6 tỉ đồng. Vốn đối ứng của tỉnh là 5,6 tỉ đồng.

Ông Shawn Steil, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam cho biết chuyến đi đến Bình Định tuy ngắn nhưng tuyệt vời để khởi động dự án Cộng đồng ven biển thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh. Bão Yagi đã chứng minh nhu cầu cấp thiết về các giải pháp mà dự án sẽ cung cấp. Dự án được thực hiện thông qua quan hệ đối tác với UNDP, các quỹ của Canada sẽ hỗ trợ các hệ thống cảnh báo sớm, khả năng phục hồi kinh tế dựa trên thiên nhiên và bảo vệ rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển; trao quyền cho phụ nữ và những người dễ bị tổn thương nhất để đóng góp.

anh-2-f.jpg
Trao đổi về việc lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm thiên tai tại xã Nhơn Hải. Ảnh: Ái Trinh

Được biết, Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam được triển khai trên 3 tỉnh Bình Định, Sóc Trăng và Thừa Thiên Huế với kinh phí 20,000,000 CAD, vốn ODA không hoàn lại do chính phủ Canada tài trợ, thông qua UNDP. Nội dung dự án được thực hiện với 3 hợp phần chính về biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và bình đẳng giới, đối tượng hướng tới là cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ.

Theo bà Lê Vân Sơn, Chuyên gia Quản lý chương trình UNDP Việt Nam, dự án được chia làm 4 dự án nhỏ, với sự phân bổ kinh phí cho Bộ NN&PTNT và UNDP (11.031.699 CAD); tỉnh Sóc Trăng (3.637.149 CAD); tỉnh Thừa Thiên Huế (3.575.421) và tỉnh Bình Định (1.755.371 CAD). Mỗi tỉnh sẽ thành lập ban quản lý dự án riêng và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nội dung dự án ở địa phương.

Xem thêm
4 'nhất' khi đặt mua các dòng xe VinFast Green trong 8 ngày vàng

Ngoài chi phí ban đầu, một trong những yếu tố khiến VinFast Green được săn đón ngay trong những ngày đầu mở cọc là khả năng 'kiếm ra tiền' vô cùng hiệu quả...

‘Giải nhiệt’ hóa đơn điện, mở đường cho năng lượng sạch

TP.HCM Nghị định 56-57-58 đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho điện mặt trời mái nhà, mở ra cơ hội giảm chi phí điện, thúc đẩy năng lượng sạch, hướng đến Net Zero.

Áp mức độ vệ sinh môi trường cấp 1 khiến Hà Nội sạch hơn

Mức độ vệ sinh môi trường cấp 1 - mức tăng cường vệ sinh môi trường cao nhất bắt đầu được Công ty Urenco áp dụng tại 2 phường Quán Thánh và Điện Biên.

Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

'Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn' là một trong 3 chủ đề của Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới (21/4) năm 2025.

Kiến nghị xây dựng cao tốc Mộc Châu - TP Sơn La

SƠN LA Tỉnh Sơn La đang kiến nghị Bộ Xây dựng đầu tư cao tốc đoạn 3 từ Mộc Châu đến TP Sơn La dài 105 km, chia thành 4 làn xe.