| Hotline: 0983.970.780

Đà Nẵng: Diễn đàn du lịch mùa Xuân 2016

Thứ Sáu 25/03/2016 , 00:00 (GMT+7)

(TN&MT) - Chiều 25/3, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Đà Nẵng đã tổ chức diễn đàn Du lịch Đà Nẵng Mùa xuân 2016 thu hút hơn 250 doanh nghiệp tham dự. 

 

(TN&MT) - Chiều 25/3, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Đà Nẵng đã tổ chức diễn đàn Du lịch Đà Nẵng Mùa xuân 2016 thu hút hơn 250 doanh nghiệp tham dự.

Tại buổi diễn đàn các đại biểu đã thảo luận 3 vấn đề chính: Hoạt động lữ hành và công tác quảng bá du lịch; xây dựng môi trường phát triển du lịch bền vững, hoạt động lưu trú và nguồn nhân lực du lịch; tăng cường các dịch vụ để hấp dẫn du khách như các khu mua sắm, dịch vụ, giải trí văn hóa vùng miền...

Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, trong thời gian qua ngành du lịch Đà Nẵng có những chuyển biến mạnh mẽ. Giai đoạn 5 năm 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách du lịchđến Đà Nẵng đạt 20,14%( tốc độ tăng trưởng du lịch bình quân của cả nước giai đôạn này là 13%) tổng doanh thu từ du lịch tăng 30,7% năm (cả nước 25% năm). Năm 2015 tổng lượt khách đến du lịch đạt 4,68 triệu lượt, đứng thứ 4 trong cả nước, lượt khách nước ngoài 1.267 lượt, đứng thứ 5 cả nước.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất chuyên ngành không ngừng được đầu tư nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng, công tác quy hoạch đầu tư cho du lịch được quan tâm, thu hút nguồn vốn đầu tư tăng đáng kể. Tính đến cuối năm 2015, Đà Nẵng có 74 dự án đầu tư vào du lịch, dịch vụ với tổng số vốn đầu tư 1.208 triệu USD. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng phong phú, môi trường du lịch ổn định, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường được duy trì và ngày càng tiến bộ.

Tuy nhiên, du lịch Đà Nẵng vẫn còn đối mặt với nhiều tồn tại: sự phát triển quá nhanh về số lượng khách sạn tạo nên sự mất cân đối, cạnh tranh không lành mạnh; vẫn còn tình trạng bán hàng rong , ăn xin trá hình, hoạt động lữ hành chui, trái phép; một số nhà hàng, điểm đến còn chặt chém khách, chất lượng phục vụ chưa đáp ứng nhu cầu; nguồn nhân lực thiếu kỹ năng mềm; sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế…

Trong giai đoạn 2016-2020, Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ đón được 8 triệu lượt khách. Để làm được điều đó, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Đà Nẵng đưa ra nhiều giải pháp cụ thể như: đẩy mạnh xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng thông qua việc hình thành các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú; nâng cao nhận thức cộng đồng, giữ gìn môi trường, thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng  nhanh, bền vững; chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ; tăng cưởng công tác xúc tiến,  quảng bá du lịch Đà Nẵng. Đồng thời, diễn đàn lần này chính là dịp để các doanh nghiệp, các công ty du lịch được giải bày những thắc mắc và đóng góp giải pháp cho ngành du lịch Đà Nẵng.

Tin & ảnh: Yến Nhi

Xem thêm
Giá xăng dầu trong nước 17/4/2025 tăng hay giảm sau phiên điều chỉnh?

Giá xăng dầu hôm nay 17/4/2025 ở trong nước tăng giảm như thế nào sau điều chỉnh lúc 15h? Giá xăng và giá dầu ngày 17/4 mới nhất là bao nhiêu?

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.