Trong đó, trọng tâm của xu hướng khai thác quặng sắt bền vững tích hợp giữa công nghệ hiện đại và chiến lược ESG (môi trường, xã hội và quản trị), giúp ngành khai khoáng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao hiệu quả vận hành.
Về mặt công nghệ, ngành khai thác quặng sắt đang ứng dụng mạnh mẽ robot tự động, AI địa chất, cảm biến IoT, và ảnh vệ tinh để tăng độ chính xác khai thác, theo dõi chất lượng môi trường và nâng cao an toàn lao động. Các công nghệ sinh học như xử lý quặng bằng vi sinh vật, cùng với việc sử dụng năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) và các mô hình kinh tế tuần hoàn như tái chế thép vụn cũng được triển khai, góp phần giảm khí thải và tiết kiệm tài nguyên.

Năm 2025, ngành khai thác quặng sắt đang bước vào giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và thích ứng các tiêu chuẩn bền vững. Ảnh: SRG Group.
Trên hành trình này, nền tảng giám sát từ xa như Farmonaut đang trở thành công cụ đắc lực cho doanh nghiệp khai khoáng, giúp theo dõi phát thải, truy xuất nguồn gốc khoáng sản bằng blockchain và hỗ trợ đánh giá tuân thủ ESG theo thời gian thực.
Trong bối cảnh thị trường biến động bởi rủi ro kinh tế, địa chính trị và môi trường, các doanh nghiệp khai thác quặng sắt muốn phát triển bền vững cần cân bằng giữa nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh tế và cam kết môi trường – xã hội. Trong tương lai, sự phát triển của ngành này không chỉ được định hình bởi sản lượng, mà còn bởi khả năng “xanh hóa” chuỗi giá trị từ mỏ đến nhà máy.
Trên thế giới hiện nay, ba quốc gia đang dẫn đầu cuộc đua chuyển đổi ngành quặng sắt là Australia, Brazil và Ấn Độ. Mỗi nước áp dụng một chiến lược riêng biệt.
Cụ thể, Australia tập trung vào tự động hóa, giữ vững lợi thế xuất khẩu cạnh tranh, đồng thời tích hợp hydro xanh vào chuỗi giá trị khai khoáng để giảm phát thải. Còn Brazil đi đầu trong lĩnh vực tái chế nước, phục hồi sinh thái sau khai thác và thu hút đầu tư gắn với chỉ số ESG. Trong khi Ấn Độ đẩy mạnh giám sát mỏ bằng công nghệ số, mở rộng công suất khai thác và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương trong chiến lược phát triển mỏ.