| Hotline: 0983.970.780

Chế biến chè ô long theo gu người Việt

Chủ Nhật 23/05/2021 , 08:00 (GMT+7)

Từ giống chè được sử dụng làm chè ô long giá hàng triệu đồng một kilogram, hợp tác xã Sử Anh ở Yên Sơn, Tuyên Quang đã 'Việt hóa" để hợp với thị trường.

Nằm ở rìa TP. Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố chừng nửa tiếng chạy xe, hợp tác xã Sử Anh hiện cho nhân rộng giống chè có xuất xứ Đài Loan, vốn được sử dụng để làm chè ô long. Đây là giống chè có chất lượng cao, vị thơm nhẹ, và phù hợp với thổ nhưỡng tỉnh.

Theo anh Nguyễn Công Sử, chủ hợp tác xã, chè ô long thành phẩm đã được khử vị chát. Đây là điều chưa phù hợp với đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam, vốn quen với vị chát của những thương hiệu nổi tiếng như chè Tân Cương, Thái Nguyên.

Để mang một sản phẩm cao cấp tới gần hơn với người dùng, hợp tác xã Sử Anh đã nhập toàn bộ giống chè, vốn được dùng để sản xuất chè ô long. Tuy nhiên, trong công đoạn chế biến, hợp tác xã của anh Sử giữ nguyên cách làm như của chè truyền thống để không làm mất đi chất tanin - yếu tố gây vị chát đặc trưng.

Toàn bộ quy trình sản xuất chè được hợp tác xã Sử Anh đầu tư trang thiết bị hiện đại. Trong đó, riêng máy diệt men và lên hương chè này được hợp tác xã mua với giá khoảng 100 triệu đồng. Công dụng của máy là giữ cho quá trình diệt men được ở nhiệt độ ổn định, tránh hiện tượng quá hoặc thiếu lửa so với việc đốt củi truyền thống.

Bên cạnh công nghệ, yếu tố đầu vào cũng được hợp tác xã Sử Anh đặc biệt quan tâm. Theo anh Sử, trước khi thu hoạch, anh thường dặn công nhân phải chờ vài ba ngày nắng to, tránh cho chè bị nhạt. Chè sau khi được hái phải mang về xưởng sản xuất trong vòng vài ba tiếng, để lá chè không bị dập, nát.

Sản phẩm chè Ngọc Thúy của hợp tác xã hoàn toàn được hái bằng tay, theo đúng chuẩn "một tôm hai lá". Đây là phần ngọn, tươi và non nhất của cây chè. Để đảm bảo chất lượng, hợp tác xã Sử Anh đã mở nhiều phân xưởng, sát vùng nguyên liệu, để đảm bảo tiến độ chế biến.

So với chè ô long có xuất xứ từ Trung Quốc, chè Ngọc Thúy của hợp tác xã Sử Anh dễ tiếp cận hơn về giá. Đặc biệt, chè vẫn giữ vị chát đặc trưng theo gu của người Việt. Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao của tỉnh Tuyên Quang.

Xem thêm
Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 3,3 tỷ USD

GS.TS Nguyễn Trung Việt giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi; Nắm vững kiến thức quốc phòng, an ninh trong bối cảnh mới; Trao tặng bồn chứa, máy lọc nước cho người dân ĐBSCL; Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đạt 3,3 tỷ USD; Bắc Giang có 3 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất sang Hoa Kỳ; Việt Nam xuất khẩu gần 414.000 tấn cao su các loại; Triển vọng từ mô hình chăn nuôi gà sạch.

Ổn định dân cư Làng Nủ - Ngôi làng hạnh phúc

Hành trình ổn định dân cư ở Làng Nủ là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, vượt khó và khát vọng vươn lên. Báo Nông nghiệp và Môi trường đã ghi lại câu chuyện này qua cuộc trò chuyện cùng các khách mời.

Bảo tồn nguồn gen - hướng đi tất yếu cho chăn nuôi bền vững

Bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi là hướng đi tất yếu để nâng tầm chăn nuôi Việt, phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nỗi đau của đất: [Bài 4] Những chủ đất 'hồn Trương Ba, da hàng thịt'!?

Những nông trường thành lập trước năm 1990, các công ty cao su được thành lập sau có liên quan gì, và mục đích sử dụng đất nông nghiệp sau thu hồi của Tây Ninh?