| Hotline: 0983.970.780

Cặp me xác lập Kỷ lục Việt Nam được trả 10 tỷ đồng nhưng không bán

Chủ Nhật 16/06/2019 , 10:40 (GMT+7)

Đó chính là cặp me của anh Nguyễn Phước Lộc, ở ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc - Đồng Tháp, đã xác lập Kỷ lục Việt Nam nhưng có rất nhiều người hỏi mua với giá 10 tỷ đồng nhưng không bán.

Anh Lộc cho biết, hiện cặp me có tuổi cây hơn 156 năm, hơn 100 năm tuổi kiểng.
Ban đầu anh mua cặp me này với giá 40 triệu đồng tại tỉnh Tiền Giang vào năm 1993.
Sau gần 26 năm chăm sóc, hiện 2 cây đều đạt chiều cao khoảng 6m, bề hoành gốc 1,4m và đường kính tán lớn nhất khoảng 3m.
Năm 2013, cặp me của anh được xác lập Kỷ lục Việt Nam "Cặp me kiểng cổ nhất".
Gốc, rễ 2 cây me kiểng cổ của anh Lộc to và có hình dáng rất đẹp.
Theo anh Lộc, cái hay của cặp me này là được sửa theo dáng long và chi sửa theo lối sơn thủy. Anh Lộc thuê riêng một nghệ nhân tài giỏi ở khu vực ĐBSCL về để chăm sóc cây hàng ngày.
Cặp me được chăm sóc theo chế độ đặc biệt, từ bón phân đến phun thuốc và cắt tỉa cành lá… "Lão me" này mỗi năm cho trái rất sai, khi chín trái có vị ngọt chua.
Cặp me cổ quanh năm xanh tốt, mỗi ngày có rất nhiều người chơi kiểng trong và ngoài nước xin đến tham quan.
Cặp me của anh Lộc được xác lập Kỷ lục Việt Nam "Cặp me kiểng cổ nhất" vào ngày 21/9/2013.
Theo anh Lộc chơi kiểng là niềm đam mê từ nhỏ, chơi lấy niềm vui chứ không buôn bán.
Ngoài những cây me cổ ra anh Lộc đang sở hữu nhiều loại kiểng khác như tùng, nguyệt quới, mai bon sai, cây xanh… giá trị từ vài trăm triệu đến 2 tỷ đồng/cây.
Trên diện tích gần 2 ha trồng khoảng 2.000 cây kiểng quý hiếm với gần 100 chủng loại khác nhau, tổng giá trị kiểng gần 150 tỷ đồng. Phải cần tới 30 công nhân lao động chăm sóc cây hàng ngày.
Bên cạnh chơi kiểng anh còn sản xuất các loại chậu kiểng, mỗi năm cung cấp hàng triệu cái chậu lớn nhỏ cho thị trường trong và ngoài nước.

Xem thêm
Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường 29/2025 (số 416)

Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường 29/2025 có một số nội dung đáng chú ý sau: Công bố chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn; Dự kiến cắt giảm các điều kiện liên quan đến đất đai; OCOP - Giá trị bản địa vươn tầm quốc tế.

Tọa đàm: Giá trị khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Tiếng khóc xé lòng của người nhà nạn nhân vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long

Tối ngày 19/7, tại Bệnh viện Bãi Cháy, phường Việt Hưng, tỉnh Quảng Ninh, tiếng khóc xé lòng của người nhà các nạn nhân xấu số trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất