| Hotline: 0983.970.780

Bộ đội Lạng Sơn chăm lo bữa ăn, chốn ở cho công dân bị cách ly

Thứ Bảy 08/02/2020 , 08:01 (GMT+7)

Các chiến sỹ, sỹ quan của Trung đoàn 123 (Lạng Sơn) đang chăm lo cho những công dân Việt Nam vừa trở về từ Trung Quốc trong diện cách ly 14 ngày.

[clip] Bộ đội biên phòng Lạng Sơn chăm sóc người dân bên trong khu cách ly. 

Hiện nay, 410 công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc trong các ngày từ 3-6/2 được tổ chức cách ly theo nhóm tại khu vực doanh trại của Trung đoàn 123, thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn.
Tất cả các khâu ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt của những công dân này đều được đơn vị hỗ trợ và hoàn toàn miễn phí. Các nhu yếu phẩm được cấp phát ngay từ khi tiếp nhận còn đồ ăn, lịch sinh hoạt được áp dụng theo tiêu chuẩn quân đội.
Thượng tá Nguyễn Văn Quyền, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 123 cho biết, các đợt công dân tiếp nhận được bố trí ở các khu vực khác nhau trong doanh trại, nam nữ cũng được sắp xếp ở riêng. Nước nóng, máy sưởi cũng được phục vụ cho mọi người sinh hoạt thuận lợi hơn.
Sáng 7/2, Trung đoàn bổ sung thêm một lượng lớn máy sấy quần áo để giúp bà con đối mặt với thời tiết mưa ẩm kéo dài trong nhiều ngày vừa qua ở Lạng Sơn. Một số người có thân nhân ở gần có thể được nhận quần áo, đồ đạc gửi vào nhưng đều phải qua quá trình kiểm tra của bộ đội.
Lực lượng quân y của doanh trại hàng ngày sẽ đi kiểm tra thân nhiệt, đo mạch, huyết áp cho từng người. Nếu phát hiện trường hợp có dấu hiệu nghi nhiễm, sẽ lập tức đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh để điều trị và phòng có người đó sẽ tiếp tục bị cách ly thêm.
Ngoài lực lượng quân y, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng cử các bác sỹ, y tá đến doanh trại để hỗ trợ việc theo dõi sức khỏe của những người đang bị cách ly.
Bữa ăn của các công dân đang cách ly được áp dụng theo tiêu chuẩn của bộ binh, trong đó có 2 bữa chính và một bữa sáng, tổng tiền là 57.000 đồng/người/ngày.
Các bữa ăn được thực hiện ngay tại bếp ăn của đơn vị và cấp phát đến từng bệnh nhân theo khung giờ quy định. Thay gì chia khẩu phần vào đĩa như bộ đội, các công dân sẽ được đưa cơm bằng hộp và toàn bộ sẽ được đem tiêu hủy sau khi sử dụng.
Tất cả công dân đang được cách ly ở đầu đều cho biết cảm thấy thoải mái với điều kiện sinh hoạt hiện nay mặc dù ban đầu có chút bỡ ngỡ.
Sáng 7/2, khu vực sân trống trong đơn vị được trưng dụng làm nơi bổ sung thêm hệ thống dây phơi, giúp những người đang bị cách ly có thêm nơi phơi phóng, đáp ứng nhu cầu quần áo trong những ngày mưa rét hiện nay.

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Gia Lai phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ngay từ cơ sở

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đã đưa ra các biện pháp phòng chống dịch ngay từ cơ sở.

Cá ngừ - thế mạnh gần tỷ đô đang 'khóc'

Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD mỗi năm, thế nhưng cá ngừ - thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam đang đối mặt hàng loạt khó khăn do vướng mắc từ Nghị định 37.

Bình luận mới nhất