| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 29/09/2021, 16:26 (GMT+7)

Bảo tồn chiếc ghế Kpan quyền lực

Thứ Tư 29/09/2021 , 16:26 (GMT+7)

(TN&MT) - Là chiếc ghế dài từ 10-15 m, hàng chục người có thể ngồi lên cùng một lúc. Chỉ có gia đình tộc trưởng, người giàu có thuộc đồng bào Ê Đê mới sở hữu được. Chiếc ghế Kpan còn là biểu hiện tình bằng hữu của người đồng bào, nếu có hận thù, hiềm khích, sau khi ngồi trên ghế này sẽ được hóa giải.

Chiếc ghế huyền thoại

Ngày nay một số buôn làng vùng sâu ở Tây nguyên dần “thay da đổi thịt”, những con đường đất đỏ dần thay thế cho đường bê tông, đường nhựa, những mái nhà lợp tranh, tường bằng gỗ giờ được lợp bằng tôn, bằng xi măng hiện đại. Thế nhưng phía sau sự thay đổi ấy là nỗi buồn của một nền văn hóa của một tộc người anh em với người kinh ngày một mai một.

Nhắc đến người Ê Đê thì người ta nghĩ ngay đến chiếc ghế Kpan quyền lực, biểu tượng cho sự giàu có, quyền lực. Để chứa được chiếc ghế dài như vậy, gia chủ phải xây dựng một ngôi nhà sàn rất dài, kèm theo là ché rượu, cồng chiêng quý để khách vừa ngồi lên ghế Kpan vừa tấu lên những bản cồng chiêng gọi sông núi, mời các vị thần về uống rượu mỗi khi trong buôn có lễ hội.

Ngôi nhà dài xuống cấp bên trong chứa ghế Kpan đang chờ tu sửa.

Theo nghệ nhân Y Gôn, mỗi khi trong buôn có người muốn làm ghế Kpan thì tấc cả dân làng tụ tập lại tích cực hỗ trợ, bởi sự đoàn kết của người vùng cao luôn đặt lên hàng đầu. Nếu ai không nghe, có dấu hiệu xa rời cộng đồng là bị luật tục, già làng phạt heo, bò, ché rượu, nếu nặng là bị trục xuất ra khỏi buôn.

Tạo ra chiếc ghế Kpan rất kỳ công, tốn rất nhiều về tiền bạc cũng như nhân lực con người. Già làng cử một nhóm người rành gỗ quí vào rừng để chọn cây rừng cao to, thuộc nhóm gỗ quí để sâu mọt khó tấn công. Trước khi hạ cây, thầy cúng đến khấn vái trước, rồi chủ nhà tự tay giết gà lấy máu bôi vào thân cây, còn những người liên quan đến việc làm ghế, đục đẽo sau đó phải cầm những dụng cụ hỗ trợ như: Rìu, búa, đục… đi vòng quanh thân cây bảy lần để thần linh chứng giám. Sau đó, hàng chục thanh niên khỏe mạnh dựng chòi ở tạm khu rừng đó để triển khai công việc tạc ghế dưới hướng dẫn của những nghệ nhân trong làng.

Bị sâu mọt tấn công, chiếc ghế - niềm kiêu hãnh người Ê Đê đang đợi sửa chữa.

Nói về việc hạ cây làm ghế Kpan, già Y’Mút đã ngoài 76 mùa rẫy ở xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút, Đắk Nông kể rất nhiều chuyện ly kỳ. Ngoài những chuyện kể trên, trong đó có tục lệ bắt buộc là cho một đứa trẻ trần truồng đi quanh cây rừng sắp phải chặt. Tay đứa trẻ cầm rìu, thi thoảng chặt vào cây, sau khi đứa trẻ hoàn thành nhiệm vụ, những người có liên quan cùng nhau hạ cây. Mục đích của việc làm trên là nhằm mục đích đánh lừa thần cây, vì mỗi khi thấy đứa trẻ không mảnh che thân ông ta cười suốt ngày mà quên đi việc bản thân bị xúc phạm.

Bảo tồn niềm kiêu hãnh

Vào thập kỷ trước, chỉ cần vào trong các buôn Ê Đê ở Tây Nguyên là du khách không khó để bắt gặp những chiếc ghế Kpan dài đằng đẵng đẽo từ các loại gỗ quí như: Lim, trắc, giáng hương… ngày nay, nhà nước nghiêm cấm hành vi đốn hạ cây rừng, kêu gọi người dân chung tay bảo vệ tài nguyên rừng, do đó người Ê Đê không lấy gỗ để đẽo ghế Kpan nữa. Ngoài ra, những năm gần đây những tay săn đồ cổ vào tận các buôn làng Ê Đê “săn” ghế Kpan bằng mọi giá để thỏa mãn thú sở hữu đồ độc, nhiều người thì mua về xẻ chiếc ghế này ra lấy gỗ quí… Vì hám lợi mà có không ít con cháu Ê Đê đã bán đi di sản của cha ông, họ bán niềm tự hào của buôn làng, khiến những vật thể có giá trị văn hóa của tộc người này ngày càng mai một.

Người Ê Đê cho biết nhà nước nghiêm cấm hành vi đốn hạ cây rừng, kêu gọi người dân chung tay bảo vệ tài nguyên rừng, do đó họ không lấy gỗ để đẽo ghế Kpan nữa.

Lục lại trí nhớ già nua, các già làng ở buôn Buôr, xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút, Đắk Nông nói, hàng trăm năm trước, tộc người Ê Đê phát triển hùng mạnh ở Tây Nguyên, nhằm khuếch trương thanh thế với các tộc người khác, cụ Aya H’Gân ở Đắk Lắk đã vượt sông Sêrêpốk sang bờ Nam lập ra buôn Buôr (nay xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút, tỉnh Đắk Nông).

Người Ê Đê cấm kị, không được dùng cây gạo (còn gọi cây pơlang - biểu tượng vẻ đẹp rừng núi) để làm ghế Kpan, bởi tộc người này cho rằng, các vị thần mang điều tốt lành thường sinh sống ở dưới gốc cây gạo.

Ngần ấy thời gian hình thành và phát triển, buôn Buôr tạo nên bản sắc độc đáo, hội tụ đầy đủ giá trị văn hóa của đồng bào Ê Đê. Nhưng giờ về đây, không gian bị hiện đại hóa, những ngôi nhà dài một thời chứa ghế Kpan trở thành nhà ngói, những giá trị văn hóa cốt lõi khác đang đứng trước nguy cơ mai một để nhường cho sự hiện đại.

Chạy theo “cơn lốc” hiện đại hóa, nhà dài chứa ghế Kpan ngày nay vừa cổ điển, vừa điện đại.

Trong ngôi nhà dài đã có phần cải tiến theo lối hiện đại hóa, ông Ama Gun lời rằng, mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng người đồng bào rất ý thức giữ gìn truyền thống của cha ông để lại. Các địa điểm sinh hoạt cộng đồng hằng năm được chính quyền hỗ trợ để tu bổ tránh bị hư hỏng, xuống cấp. Các lễ cúng bến nước, lễ mừng cơm về nhà mới, lễ rước ghế Kpan cũng dần được hồi phục, duy trì.

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
    Dân tộc thiểu số 03/01/2025 - 22:51

    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.

  • Bát Xát (Lào Cai): Khai mạc Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi
    Dân tộc thiểu số 19/12/2024 - 15:49

    (TN&MT) - Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức “Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn Bát Xát.

  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    Dân tộc thiểu số 04/12/2024 - 17:26

    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...

  • Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
    Dân tộc thiểu số 03/11/2024 - 08:37

    (TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.

  • Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc
    Dân tộc thiểu số 19/10/2024 - 21:45

    Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.

  • Quảng Nam: Đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi còn dưới 10%
    Dân tộc thiểu số 24/09/2024 - 18:49

    Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

  • E-magazine: Thần tốc vì ngày mai Làng Nủ
    Dân tộc thiểu số 22/09/2024 - 21:20

    (TN&MT) - Làng Nủ - cái tên mà trong những ngày qua, hầu như bất kỳ ai, đã là con dân của đất Việt hầu như đều đau đáu trông về. Làng Nủ - là nơi mà gần như bất kỳ con tim người Việt trên mảnh đất hình chữ S đều hướng về. Làng Nủ là nơi bàn chân của con Lạc, cháu Hồng đều muốn đến... Và dù là ai, ở cương vị nào, ở công việc nào, tất cả đều hối hả, thần tốc để có thể bù đắp, để có thể sẻ chia, đồng hành và tất cả đều cùng vì mục tiêu - vì ngày mai Làng Nủ.

  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    Dân tộc thiểu số 21/09/2024 - 16:55

    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất