| Hotline: 0983.970.780

Yara Việt Nam cùng nông dân vượt khó nhờ mô hình PPP

Thứ Hai 07/07/2025 , 13:23 (GMT+7)

Mô hình hợp tác Công-Tư (PPP) của Yara Việt Nam mở ra hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp trước những thách thức từ biến đổi khí hậu và chi phí sản xuất.

Hợp tác Công - Tư (PPP) - Giải pháp tối ưu cho nông nghiệp Việt Nam

Ngành nông nghiệp được xem là trụ cột của nền kinh tế, hiện đang phải đối mặt với những "cơn bão" từ biến đổi khí hậu. Thống kê cho thấy, mỗi năm, hàng chục nghìn hecta đất, đặc biệt tại vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long, bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn, đe dọa trực tiếp đến năng suất và sinh kế của người nông dân. 

Mô hình hợp tác Công - Tư hướng đến tăng cường khả năng thích ứng của nông dân trước biến đổi khí hậu và thay đổi thị trường. Ảnh: Yara Việt Nam.

Mô hình hợp tác Công - Tư hướng đến tăng cường khả năng thích ứng của nông dân trước biến đổi khí hậu và thay đổi thị trường. Ảnh: Yara Việt Nam.

Không chỉ vậy, vùng Tây Nguyên, "thủ phủ" của cà phê và nhiều loại cây công nghiệp giá trị, cũng đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng và suy giảm chất hữu cơ trong đất do canh tác kéo dài. Điều này làm giảm khả năng giữ nước và dưỡng chất của cây trồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và năng suất.

Cục Quản lý và xây dựng công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cũng đưa ra dự báo về nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xảy ra tại khu vực Trung Bộ vào thời kỳ cao điểm mùa khô (tháng 7 - 8/2025).

Theo báo cáo của Cục Quản lý và xây dựng công trình thủy lợi: diện tích nông nghiệp có nguy cơ chịu ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong vụ Hè Thu 2025 vào khoảng 6.600 - 10.100ha; trong đó, khu vực Bắc Trung Bộ là 3.500 - 6.000ha và vùng Nam Trung Bộ là 3.100 - 4.100ha.

Bên cạnh những tác động từ môi trường, người nông dân còn phải gồng mình chống chọi với áp lực chi phí sản xuất ngày càng tăng cao. Giá phân bón và vật tư nông nghiệp biến động mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận vốn đã eo hẹp của người nông dân. Trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 1,14 tỷ USD nhập khẩu phân bón, khiến chi phí đầu vào tăng​.

Nếu không có giải pháp quản lý dinh dưỡng tối ưu, nông dân sẽ chịu gánh nặng tài chính ngày càng lớn, khó đảm bảo lợi nhuận bền vững.

Trong bối cảnh đầy thách thức này, người nông dân khó có thể đơn độc vượt qua. Mô hình hợp tác Công - Tư (PPP) như một giải pháp giúp tối ưu nguồn lực, kết nối doanh nghiệp với nông dân thông qua hỗ trợ công nghệ, tài chính và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Thực tế đã chứng minh, PPP đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, góp phần cải thiện năng suất cây trồng và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao giải pháp và đào tạo nông dân

Yara Việt Nam, một trong những doanh nghiệp tiên phong tham gia chương trình hợp tác đa phương với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa để triển khai các giải pháp nông nghiệp bền vững​.

Yara Việt Nam thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn nông dân cách sử dụng phân bón hiệu quả. Ảnh: Yara Việt Nam.

Yara Việt Nam thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn nông dân cách sử dụng phân bón hiệu quả. Ảnh: Yara Việt Nam.

Các dự án của Yara không chỉ tập trung vào cung cấp giải pháp dinh dưỡng cây trồng mà còn đi kèm với một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện, gồm các chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu, đào tạo bài bản cho nông dân và nghiên cứu thực nghiệm dừa trên điều kiện canh tác thực tế.

Một trong những yếu tố then chốt trong mô hình PPP mà Yara Việt Nam triển khai là hoạt động chuyển giao giải pháp và kỹ thuật canh tác tiên tiến. Công ty thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về sử dụng phân bón thông minh, hướng dẫn nông dân cách tối ưu hóa dinh dưỡng cây trồng để tăng năng suất mà vẫn tiết kiệm chi phí. 

Các hoạt động thực địa, mô hình trình diễn và chương trình tập huấn không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giúp nông dân quan sát trực tiếp hiệu quả của các sản phẩm Yara trên đồng ruộng, từ đó tự tin áp dụng vào mô hình sản xuất của mình.

Hiện các chương trình hợp tác với nông dân đã giúp tăng năng suất cây trồng lên 15 - 20% chỉ sau một mùa vụ, nhờ vào việc cải thiện quản lý dinh dưỡng đất và bón phân đúng cách. Điển hình, mô hình hợp tác với các trang trại cà phê tại Tây Nguyên đã giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng hạt cà phê, từ đó giúp nông dân tiếp cận thị trường xuất khẩu dễ dàng hơn.

Những dự án thí điểm của Yara Việt Nam đã mang lại hiệu quả thực tế rõ rệt. Ảnh: Yara Việt Nam.

Những dự án thí điểm của Yara Việt Nam đã mang lại hiệu quả thực tế rõ rệt. Ảnh: Yara Việt Nam.

Thông qua việc tăng cường các chương trình hỗ trợ phát triển cây trồng chủ lực tại từng vùng miền, Yara Việt Nam đang không ngừng khẳng định cam kết của mình đối với nền nông nghiệp bền vững của Việt Nam. 

Đây là những đóng góp thiết thực không chỉ giúp nông dân nâng cao thu nhập mà còn tăng cường khả năng thích ứng của họ trước biến đổi khí hậu và những thay đổi của thị trường.

Xem thêm
Thuốc trừ sâu RONINDA 100 SL

Roninda 100 SL là thuốc trừ sâu thế hệ mới, phòng trừ hiệu quả các loại côn trùng nhất là loại hai cánh như sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, ruồi ở trang trại, muỗi…

Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025

Tập đoàn Mavin vào Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025 nhờ loạt sáng kiến xanh, chuyển đổi số và mô hình nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm

ĐBSCL EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm hiện nay, làm cho nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng. 

Bình luận mới nhất