Xao xuyến mùa cốm Hà Nội
Thứ Hai 17/10/2022 , 13:57 (GMT+7)Nhắc đến mùa thu Hà Nội không thể không nhắc đến cốm, tuy nhiên những công đoạn để sản xuất cốm dẻo thơm thì không nhiều người biết.

Nhắc đến mùa Thu Hà Nội không thể không nhắc đến cốm. Mùa cốm Hà Nội từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, người làm cốm phải gặt lúa từ 2h sáng sau đó trải qua nhiều công đoạn để ra thành phẩm cốm thơm mùi lúa mới, dẻo ngọt.

Để có nguyên liệu tốt nhất làm cốm, cô Nguyễn Thị Lành làm cốm lâu năm (người làng Mễ Trì - Hà Nội) chia sẻ: "Việc phân loại và lựa chọn từng dé thóc không quá già, không quá non, người có kinh nghiệm làm cốm sẽ lựa chọn dé thóc "sữa" vừa độ chín để làm nguyên liệu".

Theo cô Lành, có nhiều loại lúa nếp để làm cốm như lúa nếp lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa cái hoa vàng… trong đó cốm làm bằng lúa nếp cái hoa vàng là ngon nhất.

Với mỗi công đoạn đòi hỏi nhân công làm việc liên tục để hoàn thành từng mẻ cốm. Cô Lành cho biết: "Thời điểm đúng vụ thì xưởng cốm của cô có hàng chục người làm liên tục, trung bình cơ sở sản xuất 1 tấn cốm/năm".

Cốm sau khi tuốt được lựa chọn hạt lúa đủ tiêu chuẩn làm cốm. Đây là khâu rất quan trọng, quyết định cốm sau này có ngon, xanh, đủ dẻo hay không.

Trong các công đoạn sản xuất, cô Lành đánh giá khâu rang cốm là quan trọng nhất. Người đứng bếp phải điều chỉnh lửa sao cho vừa để hạt thóc vừa đẹp lại vừa không bị sống, không bị vụn. Muốn giữ được nhiệt, bếp lò rang cốm phải đắp bằng xỉ than, nhiệt được đốt bằng củi (để dễ điều chỉnh nhiệt độ).

Bật mí công thức lúc rang, chủ xưởng cốm nói: "Lúc đầu rang lửa nóng, khi hạt thóc tái trắng thì bớt lửa, hạt thóc rang phải đảo liên tục sao cho nóng đều. Rang 30 phút thì xem thử, mỗi lần thử bốc lấy mấy hạt, lấy ngón tay cái miết mạnh lên từng hạt thóc, nếu thấy vỏ ngoài giòn, bên trong dẻo chín tới là được.

Thóc rang xong để nguội, cho vào cối giã, mỗi mẻ giã khoảng 5kg. Trong lúc giã thấy có trấu thì xúc ra, sảy trấu đi, giã lại tới 7 lần, mỗi lần phải tùy theo cốm khô hay ướt mà có biện pháp xử lý. Lần giã cốm thứ 5 phải phân ra làm 3 loại: cốm rón, cốm non, cốm gốc và giã riêng từng loại trong hai lần cuối.

"So với mọi năm thì năm nay cốm được giá, cụ thể 180.000 đồng/kg (bán buôn) còn mọi năm trên dưới 150.000 đồng. Bên cạnh đó lúa cũng được mùa nên năm nay gia đình tôi rất phấn khởi", cô Lành vui vẻ cho biết.

Đề cập đến nghề cốm liệu sau này có mai một không? Cô Lành tâm sự: "Tôi không nghĩ nghề này bị mai một vì trong làng mọi người làm cốm vẫn còn nhiều, riêng nhà tôi tính đến con trai tôi thì cũng 4 đời theo nghề làm cốm".
tin liên quan

Cận cảnh đập dâng đầu tiên để điều tiết mực nước sông Tô Lịch
Đập dâng đầu tiên trên sông Tô Lịch khởi công từ giữa tháng 2/2025, tại khu vực hạ lưu sông, thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì cũ, nay là phường Thanh Liệt, Hà Nội.

Sau bão số 3, nước bủa vây nhiều xã miền Tây Nghệ An
Nghệ An Sau bão số 3, hồ thủy điện bản Vẽ mở cửa xả, nhiều xã miền Tây Nghệ An vẫn ngập trong biển nước. Ghi nhận của Phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường.

Tiểu sử quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Hơn 1.700 người cùng nhiều phương tiện diễn tập chữa cháy, cứu hộ cứu nạn
Huế Buổi diễn tập huy động hơn 1.700 người tham gia, qua đó nâng cao nhận thức và kỹ năng về chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, hỗ trợ nhà ở tại Trạm Tấu, Hạnh Phúc
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, trao kinh phí xây nhà cho hộ nghèo xã Trạm Tấu, xã Hạnh Phúc (Lào Cai), hỗ trợ 20 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 1,2 tỷ đồng.

Cận cảnh dây chuyền đóng hộp giấy rau quả trị giá 4 triệu USD của Doveco
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) vừa khánh thành dây chuyền hộp giấy cho hoa quả đầu tiên tại Việt Nam, trị giá 4 triệu USD.