Vườn đào đá kiếm tiền triệu một ngày
Thứ Ba 02/02/2021 , 17:13 (GMT+7)Trồng nhiều loài hoa đẹp như đào, mận, cải, ông Sùng A Dê ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu, Hòa Bình đón hàng trăm lượt khách mỗi ngày cuối tuần.

Dọc Quốc lộ 6, khu vực xã Pà Cò, huyện Mai Châu, Hòa Bình, vườn đào của ông Sùng A Dê nổi bật giữa núi rừng. Với vé vào cửa 10.000 đồng/lượt, ông A Dê cho biết, những ngày cuối tuần vườn của ông đón hàng trăm lượt khách tham quan. Thu nhập có thể lên tới 2-3 triệu đồng/ngày. Xe đậu kín quốc lộ.

Do vườn ở ven đường, ông A Dê phải đắp một hàng rào bằng đá bao quanh, nhằm ngăn trâu, bò. Phía trong vườn, quanh những gốc lâu năm, ông cũng be đá kín. "Nhiều lần đào của tôi bị húc đổ rồi, nên giờ sợ lắm", ông nói.

Ngày hai buổi, ông A Dê thăm vườn. Do những ngày này, nhiệt độ tăng cao, nhiều cây có nụ nở sớm. Chủ vườn phải căn chỉnh sao cho hoa nở đúng dịp 30, mùng Một.

Sâu bệnh là nỗi lo thường trực của người trồng đào, nếu không phát hiện kịp thời, cây có thể bị héo chết. Vì thế, ông A Dê luôn quan sát cẩn thận từng thân đào ngoài 20 tuổi. Mỗi khi thấy phần thân chảy nhiều nhựa màu nâu sậm, hoặc xuất hiện nhiều lỗ nhỏ trên thân cây, ông lại bơm thuốc để kiểm soát sâu bệnh.

Với những thân đào bị sâu đục nhiều, ông A Dê phải dùng cây chống, rồi tìm cách khắc phục tiếp. "Người chơi đào đá thích dáng tự nhiên, nên tôi hầu như không dùng phân bón. Thân nào cỗi quá tôi mới chặt", ông kể.

Đào trong vườn ông A Dê chủ yếu là đào đá, thân xù xì, rêu phong, màu hoa tươi tắn, nổi bật giữa nền trời Tây Bắc. Ông A Dê cho biết, khách thăm vườn rất thích đào nhà ông. Vài hôm trước, có khách hàng ở Hà Nội đặt 6 cành đào, mỗi cành 6 triệu đồng. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, khách lại hủy đơn.

Cả khu vườn rộng chục hecta của ông A Dê có khoảng 100 gốc đào. Gốc nào mới thì khoảng 15 tuổi. Gốc nào lâu có thể tới 25 năm. Tuy nhiên, ông hầu như không bán gốc. Theo ông, khách tới hỏi mua chủ yếu thích đào rêu phong. Dáng càng lạ, họ càng thích.

Một bên khu vườn, ông A Dê trồng mận, chủ yếu phục vụ khách đến chơi chụp ảnh. Giữa những lối đi, ông trồng xen kẽ thêm cải, và một số loại rau ngắn ngày để tránh cỏ dại.

Cả khu vườn rộng lớn nhưng chỉ mình vợ chồng ông A Dê chăm sóc. Những lúc có khách đến chơi, vợ ông lại ra chỗ chân ruộng thấp không trồng được đào, để hái cải. Bà cho biết, sau lúc gieo khoảng 25 đến 30 ngày, rau cải sẽ thu hoạch được một lứa. Mỗi vụ có thể gieo từ hai đến ba lứa,
tin liên quan

Sau bão số 3, nước bủa vây nhiều xã miền Tây Nghệ An
Nghệ An Sau bão số 3, hồ thủy điện bản Vẽ mở cửa xả, nhiều xã miền Tây Nghệ An vẫn ngập trong biển nước. Ghi nhận của Phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường.

Tiểu sử quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Hơn 1.700 người cùng nhiều phương tiện diễn tập chữa cháy, cứu hộ cứu nạn
Huế Buổi diễn tập huy động hơn 1.700 người tham gia, qua đó nâng cao nhận thức và kỹ năng về chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, hỗ trợ nhà ở tại Trạm Tấu, Hạnh Phúc
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, trao kinh phí xây nhà cho hộ nghèo xã Trạm Tấu, xã Hạnh Phúc (Lào Cai), hỗ trợ 20 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 1,2 tỷ đồng.

Cận cảnh dây chuyền đóng hộp giấy rau quả trị giá 4 triệu USD của Doveco
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) vừa khánh thành dây chuyền hộp giấy cho hoa quả đầu tiên tại Việt Nam, trị giá 4 triệu USD.

Danh sách Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố
Báo Nông nghiệp và Môi trường xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả danh sách các Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.