Xuất khẩu rau quả đã vượt kỷ lục năm 2023

Sơn Trang - Thứ Tư, 16/10/2024 , 06:00 (GMT+7)

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang liên tục lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong một tháng và đã vượt qua kỷ lục xuất khẩu trong một năm.

Sầu riêng là sản phẩm chủ lực giúp cho xuất khẩu rau quả Việt Nam vượt kỷ lục năm 2023. Ảnh: Sơn Trang.

Tháng 8/2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt 844 triệu USD, là mức cao kỷ lục từng đạt được trong một tháng.

Trong tháng 9 vừa qua, kỷ lục nói trên đã bị phá vỡ khi kim ngạch xuất khẩu đạt 917 triệu USD, tăng gần 9% so với tháng trước đó và tăng 37% so với tháng 9/2023. Như vậy, xuất khẩu rau quả đã có kỷ lục mới về kim ngạch đạt được trong 1 tháng.

Chưa hết, xuất khẩu rau quả cũng đã chính thức vượt qua kỷ lục về kim ngạch trong một năm. Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, với sự tăng trưởng mạnh trong từng tháng, tính chung 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 5,64 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt qua kỷ lục xuất khẩu đạt được trong cả năm 2023 là 5,6 tỷ USD.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định, xuất khẩu rau quả liên tiếp lập được những kỷ lục như trên phần lớn nhờ sự đóng góp của việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. Dự kiến trong cả năm nay, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đi tất cả các thị trường có thể đạt 3,5 tỷ USD, mà trong đó, chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc

Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp của các loại trái cây, rau củ chủ lực như chuối, mít, xoài, dưa hấu, chanh, chanh leo, các loại hạt… Người tiêu dùng Trung Quốc  đang ngày càng ưa chuộng sầu riêng, chuối, vải, nhãn, mít, xoài, dưa hấu của Việt Nam, nhờ chất lượng và hương vị đặc trưng của trái cây nhiệt đới. Vì vậy, ngoài thanh long, đã có những loại trái cây Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất trong nhập khẩu vào Trung Quốc, điển hình là chuối.

Chuối Việt Nam đang chiếm hơn 40% thị phần chuối nhập khẩu của Trung Quốc. Ảnh: Sơn Trang,

Thông tin từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc, với lượng nhập khẩu từ Việt Nam đạt 460 nghìn tấn, trị giá 190 triệu USD, tăng 20% về lượng và tăng 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần chuối của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 31,33% trong 8 tháng đầu năm 2023 lên 40,71% trong 8 tháng đầu năm 2024.

Với sự tăng trưởng mạnh về xuất khẩu sầu riêng và nhiều loại trái cây khác sang thị trường Trung Quốc, trong 9 tháng qua, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã đạt 3,8 tỷ USD, cao hơn kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong cả năm 2023 (3,6 tỷ USD).

Năm 2023 là năm kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc cao nhất từ trước tới nay. Vì vậy, với việc đã vượt qua kỷ lục của năm 2023 chỉ sau 9 tháng, trong cả năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc sẽ xác lập một kỷ lục mới về kim ngạch, mà theo dự báo của ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) là có thể vượt mốc 5 tỷ USD.

Bên cạnh thị trường Trung Quốc, rau quả của Việt Nam đang ngày càng được xuất khẩu nhiều hơn tới các thị trường như Hoa Kỳ, Hàn Quốc… Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường lớn tăng trưởng khả quan: Hoa Kỳ tăng 35%; Hàn Quốc tăng 44%; Nhật Bản tăng 12%; Đài Loan tăng 11%; Úc tăng 31%; UAE tăng 30%; Canada tăng 44%…

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng cuối năm nhờ yếu tố mùa vụ. Với nhu cầu cao của thị trường trong những tháng cuối năm, và chỉ cần duy trì được kim ngạch xuất khẩu cao như 2 tháng qua (trên dưới 900 triệu USD/tháng), xuất khẩu rau quả trong quý IV hoàn toàn có thể đạt trên 2 tỷ USD, qua đó, đưa xuất khẩu cả năm 2024 lần đầu tiên vượt mốc 7 tỷ USD.

Nếu đạt được kim ngạch như trên, xuất khẩu rau quả sẽ vượt xa các mặt hàng nông sản chủ lực khác như cà phê, gạo, hạt điều, hạt tiêu… Trong những nông sản còn lại, cà phê và gạo được dự báo sẽ đạt kim ngạch cao nhất, khoảng hơn 5 tỷ USD trong năm nay.

Sơn Trang
Tin khác
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.