Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu phi lê cá, cá chế biến vào Singapore

Sơn Trang - Thứ Tư, 06/11/2024 , 09:00 (GMT+7)

Việt Nam đang đứng thứ 5 trong số những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, trong đó dẫn đầu ở các mặt hàng phi lê cá đông lạnh, cá chế biến.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu phi lê cá vào Singapore. Ảnh: Sơn Trang.

Singapore là một thị trường nhập khẩu thủy sản lớn ở khu vực Đông Nam Á. Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Singapore cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch 839 triệu SGD.

Trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 5. 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch thủy sản Việt  Nam nhập khẩu vào Singapore đạt hơn 77 triệu SGD. Với kim ngạch như vậy, thủy sản Việt Nam đang chiếm 9% thủy sản nhập khẩu của Singapore. Về thị phần, thủy sản Việt Nam đứng sau Malaysia (13%), Indonesia (11%), Na Uy (10%), Trung Quốc (10%). 

Điều đáng chú ý ở thị trường Singapore là trong 6 nước xuất khẩu đang chiếm thị phần lớn nhất ở thị trường này (từ 9-13%), mỗi nước đang dẫn đầu ở một số nhóm mặt hàng thủy sản.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, các nhóm sản phẩm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường Singapore gồm tôm, cua, thủy sản giáp xác, chiếm 24% tổng lượng tiêu thụ của thị trường; tiếp đến là cá tươi, ướp lạnh, chiếm 19%; cá đông lạnh chiếm 19%; phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh, chiếm 17%; thủy sản thân mềm chiếm 10%... Các nhóm mặt hàng như cá tươi, cá chế biến và thủy sản thủy sinh chiếm tỷ trọng tương đối thấp, lần lượt là 4%; 5% và 3%.

Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm phi lê cá đông lạnh (chiếm 30%) và cá chế biến (chiếm 20%). Malaysia có thế mạnh về các mặt hàng cá tươi sống và tôm, cua, thủy sản giáp xác với thị phần ở 2 phân khúc này lần lượt là 31% và 20%. Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi ướp lạnh và cá đông lạnh. Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm (chiếm 29% thị phần) và Nhật Bản có lợi thế về các loại thủy sản thủy sinh (chiếm 40% thị phần).

Chế biến cá tra tại một nhà máy ở ĐBSCL. Ảnh: Sơn Trang.

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán Thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các số liệu thống kê đã thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng của thủy sản Việt Nam tại thị trường Singapore. Đặc biệt, tính đến hết quý III/2024, lần đầu tiên thủy sản Việt Nam duy trì vị trí thứ 5 liên tiếp trong 3 quý tại thị trường này.

Trong chính sách đa dạng nguồn cung, Singapore liên tục tìm kiếm, mở rộng thị trường nhập khẩu bằng nhiều chính sách khác nhau. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore ngày càng lớn.

Vì vậy, ông Thắng cho rằng, để có thể tăng thị phần bền vững, nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, ngành thủy sản Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản.

Mặt khác, tình trạng lạm phát tăng cao, xu hướng thắt chặt chi tiêu cũng là một thách thức không nhỏ cho thủy sản các nước xuất khẩu vào Singapore trong đó có Việt Nam. Nước nào tận dụng được lợi thế về logistics cũng như giảm thiểu được các chi phí sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu hàng hóa vào Singapore.

Cũng theo ông Thắng, để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường Singapore nói riêng và thị trường thế giới nói chung, Thương vụ đang tích cực công tác kết nối với các doanh nghiệp thủy hải sản hàng đầu của Việt Nam để đưa các thông tin mặt hàng mà các nhà nhập khẩu Singapore đang tìm kiếm; kết nối với Hiệp hội các ngành công nghiệp thủy sản của Singapore để hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại địa bàn.

Singapore hiện không nằm trong Top 10 thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam, nhưng đây vẫn là thị trường đáng để quan tâm. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Singapore gần như không có hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu thủy sản và có thể chấp nhận mua giá cao hơn. Singapore cũng là một trong những đất nước nổi tiếng với hệ thống nhà hàng, du lịch, khách sạn rất lớn, là quốc gia đa sắc tộc, nhưng đều sử dụng thủy sản.

Sơn Trang
Tin khác
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân