Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Tùng Đinh - Thứ Hai, 04/11/2024 , 06:00 (GMT+7)

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Các sản phẩm dạng hạt, thủy sản, dê, cừu là những nông sản được người tiêu dùng Halal đón nhận. Ảnh: Tùng Đinh.

Những nông sản tiềm năng

Hiện nay, Ninh Thuận có tổng đàn dê, cừu hơn 220.000 con, sản lượng thịt hàng năm vào khoảng 4.000 tấn. Trong đó, đàn cừu có hơn 99.000 con và sản lượng thịt tương đương hơn 2.000 tấn/năm.

Từ năm 2009, tỉnh Ninh Thuận đã giao Sở NN-PTNT nghiên cứu, nhập các giống cừu từ UAE về để nhân nuôi, lai tạo. Hiện tại, Ninh Thuận có giống Cừu Phan Rang và các giống cừu lai nâng cao thể trạng và chất lượng thịt.

Với sản phẩm này, Công ty TNHH Nhật Thành Food có năng lực cung ứng và khả năng bao tiêu đầu ra trong nước, có nhà máy chế biến thịt cừu, dê, bò theo hình thức tập trung với kho đông lạnh âm 40 độ, đã nằm trong quy hoạch tỉnh đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận cũng có nhiều nông sản khác phù hợp với thị trường Halal như nha đam, điều, nho, táo, măng tây... Với các nông sản này, Công ty Cổ phẩn Thực phẩm Cánh đồng Việt thuộc Tập đoàn GC FOOD đã có 11 sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Từ 2018 đến nay, Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Trung Đông hơn 170 tấn/năm sản phẩm nha đam các loại.

Trong khi đó, ở Bến Tre, các sản phẩm trái cây, đặc biệt là dừa đã được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới cũng được người tiêu dùng Halal ưa chuộng.

Chỉ tỉnh riêng dừa và sản phẩm dừa, kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân hơn 400 triệu USD/năm (chiếm khoảng 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh) với hơn 40 sản phẩm. Các sản phẩm làm từ dừa có thể kể đến như dầu dừa tinh luyện, mỹ phẩm từ dừa, sữa dừa, bột sữa dừa, mụn dừa, thạch dừa, cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, chỉ xơ dừa...

Bên cạnh đó, Bến Tre còn có 65km bờ biển và hơn 47.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Với sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trên 500.000 tấn/năm, Bến Tre đủ sức đáp ứng nhu cầu cho chế biến thủy hải sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chia sẻ về tiềm năng khai thác thị trường Halal của tỉnh. Ảnh: MOFA.

Chủ động kết nối từ sớm

Sau 2 lần khảo sát của Chủ tịch Tập đoàn AeroAsia Holdings đến từ Brunei, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao các Sở, ngành, địa phương rà soát bố trí quỹ đất quy hoạch dự án Nhà máy chế biến thịt cừu cho Công ty TNHH Nhật Thành Food.

Trong tương lai, hướng tới xuất khẩu thịt cừu theo tiêu chuẩn Halal sang thị trường 20 triệu dân của Tứ giác phát triển Brunei - Indonesia - Malaysia - Philippines và các nước có đông người Hồi giáo.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Thực phẩm Cánh đồng Việt thuộc Tập đoàn GC Food đã quảng bá sản phẩm nha đam đạt chứng nhận Halal tại Hội chợ Thương mại thực phẩm và đồ uống quốc tế thường niên (MIFB 2024) tại Kuala Lumpur tháng 7 vừa qua.

Bên cạnh đó, các sản phẩm nha đam đạt chuẩn Halal của Ninh Thuận cũng đang được trưng bày tại Phòng trưng bày sản phẩm của Đại sứ quán Việt Nam tại Doha, Qatar.

Với Bến Tre, tỉnh đã liên tục tổ chức các hội thảo liên quan đến thị trường Halal như "Xúc tiến hàng nông, thủy sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các quốc gia Hồi giáo" năm 2022 ở Hà Nội và "Xây dựng sản phẩm tiêu chuẩn Halal từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tiếp cận các quốc gia Hồi giáo" vào năm 2023.

Các hội thảo này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tỉnh và khu vực có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thông tin thị trường và yêu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo, phần nào giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức xây dựng sản phẩm tiêu chuẩn Halal vào thị trường này.

Vào tháng 9/2023, được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, các Sở Công thương Bến Tre và Ninh Thuận đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Saudi Arabia tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và Saudi Arabia, thống nhất tạo điều kiện để giới thiệu, quảng bá sản phẩm Halal của tỉnh nhà đến các quốc gia Hồi giáo.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn khẳng định, thời gian qua tỉnh đã nỗ lực kết nối và khai mở thị trường Halal. Ảnh: MOFA.

Khắc phục hạn chế và mở rộng thị trường

Bên cạnh một số mặt được, đối với thị trường các quốc gia Hồi giáo, các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, nhất là văn hóa tiêu dùng, kinh doanh và các quy định đối với sản phẩm Halal.

Do đó, các doanh nghiệp còn một số vấn đề chưa phù hợp với văn hóa Hồi giáo, từ nuôi trồng đến chế biến, bảo quản và mẫu mã, thương hiệu sản phẩm.

Cộng đồng doanh nghiệp đang cần hỗ trợ, giới thiệu danh sách các tổ chức chứng nhận Halal đáp ứng đủ điều kiện chứng nhận Halal nhằm thuận lợi hóa thương mại sản phẩm Halal và đẩy mạnh trao đổi thương mại các sản phẩm và dịch vụ Halal của Việt Nam với các thị trường Halal trên toàn cầu.

Mặt khác, hiện nay chưa có bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất áp dụng với tất cả các nước trên toàn cầu; có nhiều tổ chức được phép cấp chứng nhận Halal, nhưng quy trình thủ tục cấp chứng nhận của các tổ chức không thống nhất.

Ngoài ra, việc đầu tư dây chuyền sản xuất, trang thiết bị riêng biệt trong các khâu từ đóng gói, bảo quản, vận chuyển… theo tiêu chuẩn Halal tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp.

Đây là vấn đề quan ngại nhất, vì phần lớn doanh nghiệp tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực và khả năng còn nhiều hạn chế. Kết quả là, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu được chứng nhận Halal còn khá khiêm tốn.

Trước tình hình đó, các địa phương bày tỏ mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước trong việc tiếp cận hiệu quả thị trường Halal toàn cầu và thu hút nguồn lực phục vụ phát triển ngành Halal.

Cụ thể, hỗ trợ kết nối, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại một số cơ quan đại diện Việt Nam ở một số thị trường Halal. Thông qua cầu nối là các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài giúp thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình kinh tế thương mại, nhu cầu và điều kiện xuất nhập khẩu sản phẩm tại thị trường Halal qua các sự kiện trực tiếp/trực tuyến.

Bên cạnh đó, đề xuất các cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam hướng dẫn quy trình, thủ tục để được cấp chứng nhận Halal và hỗ trợ xúc tiến thương mại vào các thị trường Halal cũng như các thông tin về hàng rào thương mại, tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Hồi giáo.

Tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam và đa phương, các đối tác về các sản phẩm Halal, đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận về tăng cường sản xuất và phân phối thực phẩm đạt tiêu chuẩn Halal sang các thị trường trọng điểm.

Tùng Đinh
Tin khác
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân