Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững với cộng đồng quốc tế

Phương Linh - Linh Linh - Quỳnh Chi - Thứ Hai, 09/09/2024 , 16:34 (GMT+7)

Chiều 9/9, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững tại Diễn đàn khu vực về 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Chiều 9/9, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững tại Diễn đàn khu vực về “Canh tác lúa giảm phát thải”. Ảnh: Quỳnh Chi.

Lợi thế tự nhiên và truyền thống thâm canh tốt

Thái Bình là tỉnh có diện tích gieo cấy lúa lớn thứ hai khu vực Đồng bằng sông Hồng với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 150 nghìn ha. Ngoài lợi thế tự nhiên và truyền thống thâm canh tốt, tỉnh luôn chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thủy lợi đảm bảo tưới tiêu và nâng cấp giao thông nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và giao thương. Nhờ vậy, năng suất lúa nhiều năm trở lại đây đều đạt 131 - 132 tạ/ha/năm, sản lượng lúa ổn định đạt trên một triệu tấn/năm, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh; bảo đảm an ninh lương thực cho cả vùng và quốc gia.

Đặc biệt, 96% diện tích được sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày để gieo trồng, vụ xuân khoảng từ 100 - 120 ngày; vụ mùa khoảng 90 - 110 ngày.

Ngoài ra, toàn bộ diện tích gieo cấy của tỉnh Thái Bình cơ bản là được sử dụng giống xác nhận với lượng giống sử dụng khoảng từ 28 - 35 kg/ha.

Thái Bình là tỉnh có diện tích gieo cấy lúa lớn thứ hai khu vực Đồng bằng sông Hồng với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 150 nghìn ha. Ảnh: Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình.

Phương pháp bón phân được thực hiện theo hình thức tiết kiệm, bón theo yêu cầu của cây lúa, kết hợp với hệ thống công trình thủy lợi đáp ứng đủ yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất lúa gạo. Tỉnh cũng chủ động nước cho sản xuất lúa gạo theo phương pháp “nông - lộ - phơi” (giữ nước nông ở thời kỳ gieo cấy, giữ đủ độ ẩm ở thời kỳ lúa đẻ nhánh, phơi ruộng khi trên ruộng cây lúa đã đẻ đủ nhánh).

Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo phát thải thấp

Phát biểu tại Diễn đàn khu vực về “Canh tác lúa giảm phát thải” trong khuôn khổ Chương trình hệ thống lương thực thực phẩm, sử dụng đất và phục hồi (FOLUR), Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình Nguyễn Thị Nga cho biết, hiện tỉnh đã triển khai thành công chương trình quản lí dịch hại tổng hợp và chương trình canh tác lúa cải tiến (IPM và SRI), giúp nông dân giảm chi phí sản xuất và tăng thêm lợi nhuận. Đến nay, đã có 29 xã trên toàn tỉnh với diện tích đạt 168,15ha được cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); 263,95ha được cấp mã số vùng trồng.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình cho biết, hiện tỉnh đã triển khai thành công chương trình quản lí dịch hại tổng hợp và chương trình canh tác lúa cải tiến (IPM và SRI). Ảnh: Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình.

Mô hình mới trong sản xuất lúa gạo và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa cũng được tỉnh triển khai áp dụng. Toàn tỉnh có 1.968 hộ gia đình có diện tích từ 2 - 5ha sản xuất lúa trở lên, 457 cá nhân có quy mô sản xuất lúa là từ 5ha trở lên, một số hộ có quy mô hàng trăm ha. Vì vậy, việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất lúa rất thuận lợi để đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất nông nghiệp, thực hiện đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, bảo quản, đảm bảo sản lượng, tỷ lệ đồng đều về chất lượng, tận dụng tối đa rơm rạ phục vụ sản xuất và xuất khẩu, đồng thời thuận lợi cho việc ứng dụng kỹ thuật tưới nước xen kẽ.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 200 cơ sở xay xát lúa gạo, trong đó 170 cơ sở sơ chế, chế biến quy mô hộ gia đình, 20 công ty; 4 HTX có quy mô vừa và lớn, áp dụng dây chuyền hiện đại, tự động hóa trong xay xát. Các cơ sở này đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, chứng nhận điều kiện đảm bảo ATTP.

Việc chế biến từ gạo tại tỉnh Thái Bình rất đa dạng với nhiều sản phẩm khác nhau. Cụ thể, công ty TNHH Liên Hạnh tổ chức chế biến với dây chuyền máy móc tự động hóa, sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu; một số làng nghề sản xuất các mặt hàng truyền thống như chế biến bún tập trung tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư…

Tỉnh Thái Bình hỗ trợ xây dựng và phát triển được trên 35 thương hiệu gạo gồm: Gạo Làng Giắng, gạo Nếp Keo, gạo chợ Gốc, Hương Việt 3, gạo hữu cơ Đài Thơm 8, gạo 3T. Ảnh: Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình.

Bên cạnh đó, Thái Bình cũng đang hỗ trợ xây dựng và phát triển được trên 35 thương hiệu gạo như gạo Làng Giắng, gạo Nếp Keo, gạo chợ Gốc, Hương Việt 3, gạo hữu cơ Đài Thơm 8, gạo 3T…

Mặt khác, ngành sản xuất lúa gạo của tỉnh Thái Bình đang đứng trước những khó khăn lớn như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, dịch bệnh trên cây trồng là thách thức rất lớn đối với sản xuất lúa gạo trong thời gian tới; thiếu nhân công lao động trong sản xuất lúa gạo.

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nông hộ cho người nông dân trực tiếp sản xuất lúa gạo để hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng giảm phát thải nhà kính. Ngoài ra, Thái Bình cũng lên kế hoạch để toàn bộ diện tích sản xuất lúa sẽ từng bước ứng dụng các Quy trình kỹ thuật canh tác lúa theo tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu, trong đó các khâu canh tác được tiêu chuẩn hoá và lấy tiêu chuẩn canh tác SRP, SRI, IPHM. Hướng đến mục tiêu đánh giá và tổ chức sản xuất tạo sản phẩm nông nghiệp xanh, gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng và bán tín chỉ carbon trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phương Linh - Linh Linh - Quỳnh Chi
Tin khác
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.