Sang Úc học kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt

Linh Linh - Thứ Sáu, 10/05/2024 , 14:30 (GMT+7)

Đoàn thương mại gồm 22 thành viên đại diện ngành thịt bò và gia súc Việt Nam tham gia Tuần lễ bò thịt 2024 tại Úc từ ngày 4 - 12/5.

Đoàn thương mại gồm 22 thành viên đại diện ngành thịt bò và gia súc Việt Nam tham gia Tuần lễ bò thịt 2024 tại Úc từ ngày 4 - 12/5. 

Được tổ chức 3 năm một lần, Tuần lễ bò thịt là sự kiện lớn nhất của ngành công nghiệp bò thịt. Hoạt động này được tổ chức trong khuôn khổ chương trình Tăng cường hợp tác kinh tế Úc - Việt nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và thương mại giữa hai nước trong ngành thịt bò và gia súc.

Trường Đại học Griffith và Tổ chức Thịt và Gia súc Úc (MLA) là hai đơn vị đầu mối của hoạt động này. Thành phần đoàn đại biểu 22 thành viên của Việt Nam tham dự sự kiện này bao gồm 10 thành viên là đại diện doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu bò sống, con giống và nguồn gien; 5 công ty nhập khẩu bò thịt; 3 đại diện của khối chính phủ và 4 cán bộ kỹ thuật giúp hỗ trợ các hoạt động giao lưu và kết nối. 

Đây là sự kiện quy tụ các nhà sản xuất, xuất khẩu, chế biến, nhà khoa học, đầu bếp và khách mời quốc tế để quảng bá, kết nối và tôn vinh nền công nghiệp bò thịt hàng đầu thế giới của Úc. Tại đây, các đại biểu của phái đoàn Việt Nam sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi cũng như kết nối với các nhà cung ứng tiềm năng, tham quan và học hỏi từ các trang trại chăn nuôi, các cơ sở chế biến về các phương thức gia tăng giá trị, hiệu quả chăn nuôi bò tại Úc.

Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ bắt đầu tham dự sự kiện Tuần lễ bò thịt 2024 bằng chuyến đi tới Rockhampton (bang Queensland, Úc). Sau 4 ngày, đoàn sẽ chia thành hai nhóm để tiếp tục hành trình, một nhóm chuyên về thịt bò đi tới đông nam Queensland và nhóm còn lại chuyên về gia súc sống sẽ đến khu vực phía Bắc. Đoàn sẽ có cơ hội gặp gỡ, làm việc với các quan chức chính phủ, tổ chức công nghiệp, chuyên gia chăn nuôi, chuyên gia chế biến và tổ chức nghiên cứu để có thêm hiểu biết về thị trường và chuỗi cung ứng - xuất khẩu gia súc và thịt bò cũng như các kiến thức về công nghệ tiên tiến và tăng cường mối liên hệ, liên kết với các đối tác trong ngành.

Các đại biểu của phái đoàn Việt Nam có cơ hội gặp gỡ và trao đổi cũng như kết nối với các nhà cung ứng tiềm năng, thăm quan và học hỏi từ các trang trại chăn nuôi, các cơ sở chế biến thịt bò tại Úc.

Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp và Nông nghiệp Việt Nam cho biết, mục tiêu chính của ông khi tham gia phái đoàn là tìm kiếm các đối tác Úc để hợp tác thành lập cơ sở chế biến thịt bò tại Việt Nam, bao gồm đầy đủ các hoạt động từ vỗ béo, giết mổ, pha lóc, phân loại, bảo quản đến chế biến, sử dụng công nghệ cao, tiên tiến.

Bà Phạm Thị Kim Dung, Trưởng phòng Giống vật nuôi (Cục Chăn nuôi - Bộ NN-PTNT) chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn để tăng cường hợp tác, đặc biệt là trong việc tăng cường các chương trình nhân giống và đảm bảo vật liệu di truyền chất lượng cao.

Hoạt động này nhận được tài trợ từ Chính phủ Úc thông qua chương trình Tăng cường Kinh tế song phương giữa Úc và Việt Nam (AVEG) nhằm thực thi cam kết của hai nước trong việc phát triển quan hệ kinh tế. Việt Nam hiện là một trong những đối tác thương mại nông nghiệp lớn nhất của Úc, là điểm đến của ngành xuất khẩu thịt đỏ lớn thứ 10 và là điểm đến của xuất khẩu gia súc sống lớn thứ 2 của Úc. Chuyến thăm của đoàn thương mại còn đặc biệt có ý nghĩa khi Việt Nam và Úc gần đây đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Chuyến đi của đoàn thương mại bò thịt và gia súc sang Úc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình hợp tác song phương của hai quốc gia.

Ông Tony Harman, Tham tán Nông nghiệp (Đại sứ quán Úc tại Việt Nam) chia sẻ: "Úc và Việt Nam đều có truyền thống nông nghiệp. Cả hai nước có thương mại phát triển và đặc biệt là mối quan hệ hợp tác bền chặt và không ngừng cải thiện trong lĩnh vực thịt bò và gia súc". Ông cũng cho biết, năm 2023, tổng giá trị thịt bò mà Úc đã xuất khẩu sang Việt Nam là 170 triệu AUD (đô la Úc) và bò sống là 206 triệu AUD.  

Chuyến đi của đoàn thương mại bò thịt và gia súc sang Úc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình hợp tác song phương của hai quốc gia và giúp định hướng tương lai của ngành nhập khẩu thịt bò và gia súc từ Úc.

Dự án tăng cường hợp tác kinh tế Úc - Việt Nam (AVEG) được Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) tài trợ. Sáng kiến này nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa Úc và Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp, thương mại và đầu tư. Thông qua các sáng kiến như Phái đoàn Thương mại Thịt bò và Gia súc Việt Nam đến Úc, dự án mong muốn thúc đẩy hợp tác, trao đổi kiến thức, thương mại và phát triển kinh tế bền vững cho cả hai quốc gia.

Linh Linh
Tin khác
Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh
Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh

Thứ trưởng Võ Văn Hưng đề xuất 5 trọng tâm hợp tác Việt Nam - Senegal tại tọa đàm đối thoại chính sách song phương.

Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.