Sẵn sàng hỗ trợ giống từ nguồn dự trữ quốc gia cho Yên Bái và các tỉnh

Tùng Đinh - Thanh Tiến - Thứ Năm, 26/09/2024 , 17:51 (GMT+7)

Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, ngoài vật tư của các đơn vị ủng hộ, Bộ NN-PTNT sẵn sàng hỗ trợ Yên Bái và các tỉnh về giống từ nguồn dự trữ quốc gia.

Sáng 26/9, Thứ trưởng Hoàng Trung, đại diện Bộ NN-PTNT và một số đơn vị thuộc Bộ làm việc với Yên Bái về hỗ trợ vật tư tái thiết nông nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Tái thiết sản xuất ổn định và bền vững

Sáng 26/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung cùng các đơn vị chuyên môn, cơ quan truyền thông của Bộ như Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Báo Nông nghiệp Việt Nam... có mặt tại Yên Bái, tham gia bàn giao trên 260 tấn giống, phân bón do các doanh nghiệp trong ngành ủng hộ địa phương tái sản xuất.

Đại diện địa phương tiếp nhận là Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước. Đây là lượng giống, phân bón các đơn vị ủng hộ sau khi Bộ NN-PTNT phát động chương trình hỗ trợ tái thiết nông nghiệp.

Trong sáng 26/9, hơn 61 tấn giống lúa, ngô, rau màu... đã được các đơn vị trao cho Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái, trong khi đó, lượng phân bón là hơn 200 tấn gồm NPK và phân hữu cơ các loại.

Chia sẻ về thiệt hại của ngành nông nghiệp thời gian qua, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, GDP của toàn ngành ước tính ảnh hưởng 0,33%, tương đương mất mát khoảng 22.000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực trồng trọt, có 300.000ha bị thiệt hại, còn tính riêng lúa là hơn 200.000ha.

"Để phục hồi được sản xuất, ổn định đời sống của người dân thì vật tư đầu vào như giống, phân bón là hết sức cần thiết", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh và cho rằng, để giải quyết vấn đề này, cần đến sự chung tay, chủ động của các bộ, ngành, địa phương cũng như cộng đồng doanh nghiệp.

Với Bộ NN-PTNT, sau khi bão số 3 đi qua, Bộ đã cử các cơ quan chuyên môn, ban hành nhiều tài liệu, văn bản hướng dẫn khôi phục, tái thiết sản xuất cho bà con trong nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn.

Tuy nhiên, ngoài hướng dẫn kỹ thuật, lượng vật tư đầu vào để phục vụ tái sản xuất là rất lớn, nên cần đến sự hỗ trợ với tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp.

Thứ trưởng Hoàng Trung cảm ơn sự giúp đỡ của các doanh nghiệp trong ngành dành cho Yên Bái. Ảnh: Tùng Đinh.

Cảm ơn sự giúp đỡ của các doanh nghiệp dành cho Yên Bái ngày hôm nay, Thứ trưởng Hoàng Trung mong muốn các đơn vị tiếp tục đồng hành với địa phương để sản xuất nông nghiệp sớm đi vào ổn định và phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.

"Các doanh nghiệp đã rất chủ động, tích cực trong việc hỗ trợ các địa phương chịu thiệt hại của bão số 3, trong đó có Yên Bái. Đặc biệt là những vật tư này đóng vai trò rất quan trọng trong tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp", lãnh đạo Bộ NN-PTNT nói.

Căn cứ vào đề xuất hỗ trợ của Yên Bái đối với vật tư đầu vào nông nghiệp và số lượng các doanh nghiệp, hiệp hội đã ủng hộ đến thời điểm này, Thứ trưởng đề nghị tỉnh sớm tổng hợp, trao đổi với Bộ thông qua văn bản để có phương án hỗ trợ từ nguồn dự trữ quốc gia.

Nâng mức hỗ trợ

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cảm ơn sự quan tâm của Bộ NN-PTNT cũng như các doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành đối với Yên Bái, cụ thể hóa bởi những vật tư được gửi đến rất kịp thời.

"Cơn bão số 3 đã gây mưa và ngập lụt lịch sử tính trong hàng chục năm đối với Yên Bái. Thống kê chưa đầy đủ, thiệt hại của tỉnh trong đợt thiên tai vừa rồi đã hơn 6.000 tỷ đồng", ông Phước cho biết.

Riêng trong nông nghiệp, nhiều diện tích lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch đã mất trắng trong mưa lũ, ngoài ra còn dâu tằm, cay ăn trái, rau màu... Bên cạnh đó, lượng bùn, đất bồi lấp lên ruộng đồng cũng rất lớn, đòi hỏi san, gạt, cải tạo rất nhiều mới có thể tái sản xuất.

"Trong bối cảnh đó, Yên Bái rất cảm ơn sự quan tâm của Bộ NN-PTNT cũng như sự sẻ chia của các doanh nghiệp, hiệp hội để hỗ trợ tỉnh về giống, phân bón nhằm tái thiết ngành nông nghiệp", lãnh đạo tỉnh Yên Bái xúc động chia sẻ.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước cam kết sẽ phân phối vật tư đến đúng người, đúng nơi, đúng thời vụ. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Phước nhấn mạnh, ngay sau khi tiếp nhận được lượng vật tư này, tỉnh sẽ triển khai phân phối ngay về các địa phương theo phương châm đúng nơi, đúng người, đúng thời vụ. Việc liên hệ, tiếp nhận và phân phối được Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở NN-PTNT đảm nhiệm.

Chia sẻ thêm về hỗ trợ cho người dân, ông Phước cho biết, theo quy định trong Nghị định 02, mỗi ha lúa bị thiệt hại do thiên tai chỉ được hỗ trợ 2 triệu đồng, số tiền dựa trên nguồn vật tư đầu vào, không tương xứng với thiệt hại tại thời điểm bão số 3 tàn phá.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Yên Bái đang xây dựng một chính sách đặc thù đối với thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, khi được thông qua, mỗi ha lúa bị tàn phá sẽ được nhận thêm 10 triệu đồng. Qua đó, giúp bà con sớm ổn định đời sống và đi vào sản xuất mùa vụ mới.

Danh sách đơn vị hỗ trợ giống

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaibinh Seed: 20 tấn giống lúa BC15

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thương mại ADI: 5 tấn giống lúa Hana số 7

Công ty Bảo vệ thực vật 1 Trung ương: 8 tấn giống Ngô PSC102 và PSC 747

Công ty TNHH Bayer Việt Nam: 10 tấn giống Ngô 9979C

Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam: 3 tấn giống ngô CP511 + 67,5 triệu đồng tiền mặt

Công ty VINO: 10 tấn hạt giống Ngô VINO 688

Công ty TNHH Nông nghiệp nhiệt đới: 2 tấn giống lúa NĐ15

Công ty Cổ phần phân bón Bình điền: 2,8 tấn hạt giống ngô

Tổng công ty rau quả, nông sản - công ty cổ phần: 0,6 tấn hạt giống rau

Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam - Vinaseed: 1,55 tấn giống rau, 12 tấn giống ngô

Danh sách các đơn vị hỗ trợ phân bón

Công ty Cổ phần Nicotex: 50 tấn phân hữu cơ

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại dịch vụ Phú Nông: 33 tấn phân hữu cơ

Công ty Cổ phần phân bón Lam Sơn,: 30 tấn phân hữu cơ

Hợp tác xã sản xuất thương mại nông nghiệp sạch Hoằng Đạo: 12,5 tấn phân hữu cơ

Công ty TNHH Quốc tế Khánh Sinh: 10 tấn phân hữu cơ

Công ty Cổ phần nông nghiệp MTX Việt Nam: 10 tấn phân hữu cơ

Chi nhánh Minh Bảo An Hòa Bình - Công ty TNHH thương mại Minh Bảo An: 20 tấn phân hữu cơ

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại tổng hợp Cường Phát: 5 tấn phân hữu cơ

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hòa Phú: 10 tấn phân hữu cơ

Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Nông Nghiệp Xanh: 10 tấn phân NPK

Công ty Cổ phần phân bón Phúc Thịnh: 10 tấn phân hữu cơ

Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Bio Việt Nam: 2,5 tấn phân hữu cơ

Hình ảnh các đơn vị trao hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaibinh Seed: 20 tấn giống lúa BC15. Ảnh: Tùng Đinh.

Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam: 3 tấn giống ngô CP511 + 67,5 triệu đồng tiền mặt. Ảnh: Tùng Đinh.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển thương mại ADI: 5 tấn giống lúa Hana số 7. Ảnh: Tùng Đinh.

Công ty bảo vệ thực vật 1 trung ương: 8 tấn giống Ngô PSC102 và PSC 747. Ảnh: Tùng Đinh.

Công ty TNHH Bayer Việt Nam: 10 tấn giống Ngô 9979C. Ảnh: Tùng Đinh.

Tổng công ty rau quả, nông sản - công ty cổ phần: 0,6 tấn hạt giống rau. Ảnh: Tùng Đinh.

Công ty VINO: 10 tấn hạt giống Ngô VINO 688. Ảnh: Tùng Đinh.

Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam - Vinaseed: 1,55 tấn giống rau, 12 tấn giống ngô. Ảnh: Tùng Đinh.

Các đơn vị khối kinh doanh phân bón ủng hộ trên 200 tấn phân bón cho tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tùng Đinh.

Tùng Đinh - Thanh Tiến
Tin khác
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.