Những lưu ý phòng trừ chuột, ốc bươu vàng hiệu quả

Nguyễn Cơ - Thứ Tư, 30/11/2022 , 07:45 (GMT+7)

NINH THUẬN Thuốc diệt ốc bưu vàng độc đối với động vật thủy sinh nên cần thận trọng khi sử dụng gần khu vực nuôi trồng thủy sản...

Vụ đông xuân 2022 - 2023, tỉnh Ninh Thuận dự kiến xuống giống trên 17.500ha với cơ cấu các giống lúa năng suất cao khoảng 20%, giống lúa chất lượng cao trên 80%. Để đảm bảo năng suất và hạn chế thiệt hại do chuột và ốc bươu vàng gây hại, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận vừa có văn bản gửi phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật các huyện/thành phố trong tỉnh hướng dẫn các biện pháp phòng trừ chuột và ốc bươu vàng gây hại lúa đông xuân năm 2022 - 2023. Cụ thể:

Những biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng bằng thuốc hóa học cần được cân nhắc kỹ. Ảnh: Nguyễn Cơ.

- Chuột cắn phá ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa nên cần khuyến cáo nhân dân và các địa phương sử dụng các biện pháp phòng trừ phải chủ động, đồng loạt, đúng thời điểm, đúng phương pháp và áp dụng thường xuyên liên tục. 

Về biện pháp canh tác vệ sinh đồng ruộng, cần phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ, tìm và phá ổ chuột ngay từ đầu vụ, thu dọn rơm rạ sau thu hoạch để hạn chế nơi cư trú của ổ chuột.

Biện pháp sinh học như nuôi mèo, chó và bảo vệ các loài thiên địch của chuột như rắn, chim cú mèo, chim cú lợn… Biện pháp hóa học có thể sử dụng bả, thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với người, vật nuôi và môi trường; chỉ dùng thuốc hóa học khi chuột phá hại mạnh và tuân thủ nghiêm ngặt an toàn. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, sử dụng theo nguyên tắc "4 đúng".

- Ốc bươu vàng rất thích ăn mầm lúa và lúa non, làm giảm mật độ, tốn công tỉa dặm, ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, phải gieo lại, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trong thời gian tới, ốc bươu vàng sẽ tiếp tục gây hại trên cây lúa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt có thể hại nặng một số vùng nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Vì vậy, để phòng trừ ốc bươu vàng hiệu quả, tránh thiệt hại trên diện tích lúa đông xuân, các địa phương cần tích cực tổ chức diệt ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp như thủ công, cơ học, sinh học và hóa học.

Nông dân Ninh Thuận gieo sạ lúa vụ đông xuân 2022 - 2023. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Nên ưu tiên biện pháp thủ công vì đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, an toàn với môi trường. Tiến hành bắt ốc và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy, có thể sử dụng thân lá khoai, chuối, đu đủ, sắn để dụ ốc bươu vàng và thu gom.... Cắm cọc dẫn dụ ốc, thu hút ốc lên đẻ trứng rồi bắt và thu gom trứng tiêu hủy. Vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, rút nước trong ruộng nhằm tập trung ốc ở rãnh để bắt. Đặt lưới ở cống dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời cũng dễ thu gom.

Biện pháp sinh học: Thả vịt vào vào mương máng, lúa đã cứng cây để diệt trứng ốc và ốc. Đối với biện pháp hóa học, cần được cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ dụng khi ruộng có mật độ ốc quá cao, ốc tuổi nhỏ, gây hại diện tích lớn và khi đã áp dụng các biện pháp trên mà không hiệu quả. Cần lựa chọn các loại thuốc ít độc với động vật thủy sinh, con người và môi trường như các loại thuốc phun, thuốc rả có hoạt chất như Metaldehyde (Cửu Châu 15GR, Assail 12.5GB, MAP Passion 10GR...); Niclosamide (Aladin 700WP, Anpuma 700WP, Apple 700WP...)...

Lưu ý, khi phun thuốc trừ ốc, ruộng phải có nước thì mới có hiệu quả cao. Thuốc diệt ốc bưu vàng độc đối với động vật thủy sinh nên cần thận trọng khi sử dụng gần khu vực nuôi trồng thủy sản. Nên sử dụng thuốc diệt ốc bươu vàng theo khuyến cáo liều lượng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, cần theo dõi các đối tượng sâu, bệnh trên mạ và lúa mới gieo để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Nguyễn Cơ
Tin khác
Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh
Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh

Thứ trưởng Võ Văn Hưng đề xuất 5 trọng tâm hợp tác Việt Nam - Senegal tại tọa đàm đối thoại chính sách song phương.

Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.