Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản

Kim Anh - Thứ Hai, 25/11/2024 , 10:02 (GMT+7)

151 hội quán với hàng ngàn thành viên, nông dân Đồng Tháp không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tập thể.

Từ năm 2016, mô hình hội quán ở tỉnh Đồng Tháp ra đời và trở thành một điểm sáng trong nỗ lực xây dựng cộng đồng nông thôn vững mạnh, gắn kết người dân. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ sản xuất, hội quán còn giúp bà con thay đổi sâu sắc tư duy làm kinh tế trong nông dân.

Từ không gian sinh hoạt này, bà con cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong sản xuất, chia sẻ chuyện nhà, chuyện đời và từng bước khắc phục tư tưởng “đèn nhà ai nấy rạng”, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 139 hội quán hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Với 151 hội quán và gần 7.500 thành viên, trong đó có 139 hội quán hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng được một cộng đồng nông dân giàu kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận kỹ thuật mới và tự chủ trong kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp đánh giá, trải qua khoảng 8 năm hình thành, các hội quán trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì, phát triển với đa dạng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động. Bà con nông dân phát huy được tinh thần đoàn kết, tự chủ, linh hoạt tìm ra các phương thức sản xuất mới. Đây là tiền đề quan trọng để thành lập những hợp tác xã đi vào hoạt động bài bản, chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, thông qua hội quán, đã tạo ra một thế hệ nông dân sẵn sàng thực hiện chuyển đổi làm kinh tế nông nghiệp. Mặt khác, ngành nông nghiệp tỉnh cũng có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển giao và lan tỏa các loại hình khoa học kỹ thuật đến bà con nông dân.

Nhờ đó, việc vận động bà con tham gia xây dựng và phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo quy trình, gắn với truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng để đánh giá các tiêu chuẩn trong nông nghiệp cũng thuận lợi hơn.

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp khẳng định, qua khoảng 8 năm hình thành và phát triển, các hội quán đã phát huy được tinh thần đoàn kết, tự chủ, linh hoạt tìm ra các phương thức sản xuất mới. Ảnh: Kim Anh.

“Ngoài thiết chế cộng đồng, hội quán cũng được định hướng phát triển trở thành mô hình kinh tế tập thể như tổ hợp tác, hợp tác xã để cung cấp các dịch vụ đa dạng hơn, phát huy vai trò chủ thể của bà con nông dân”, ông Nguyễn Văn Vũ Minh nhấn mạnh.

Ngoài phát triển kinh tế, hội quán còn đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. Điển hình trong tiêu chí xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, khi được chính quyền địa phương vận động, bà con sẵn sàng hiến đất, đóng góp ngày công… để làm đường, xây dựng cầu.

Đặc biệt, thành viên hội quan tham gia tích cực trong phong trào giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương - một trong những tiêu chí được đánh giá gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới.

Hay công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh Đồng Tháp cũng được các thành viên hội quán ủng hộ và động viên con em tham gia.

Nhiều trường hợp sau thời gian làm việc ở nước ngoài, với nguồn vốn và kinh nghiệm tích lũy được, các bạn trở về quê hương để khởi nghiệp, thành lập các doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất kinh doanh và rất thành công.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tham quan, tìm hiểu một số sản phẩm đặc trưng do các hội quán sản xuất. Ảnh: Kim Anh.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp bày tỏ, thành công của hội quán không chỉ đến từ việc tạo ra các giá trị kinh tế mà còn nằm ở việc tạo ra những giá trị văn hóa ở khu vực nông thôn, tổng hòa vào Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đang hoàn thiện đề án về phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Đây là ba giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển “tam nông” của tỉnh. Đề án không chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp theo hướng sinh thái, mà còn hướng tới xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng, đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Đây là nền tảng quan trọng để tỉnh Đồng Tháp tiếp tục khẳng định vị thế trong lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL.

Kim Anh
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.