Hiểu đúng mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Quỳnh Chi - Bá Thắng - Diệu Linh - Phương Linh - Thứ Sáu, 16/08/2024 , 11:30 (GMT+7)

Để tín chỉ carbon được xác nhận, cần áp dụng quy trình cụ thể và được xác nhận dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo giảm phát thải trên toàn chuỗi sản xuất.

TS Trần Minh Hải chia sẻ về cơ chế sản xuất giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Không nên ‘bằng mọi giá’ tham gia vào thị trường carbon trong lĩnh vực lúa gạo 

Theo TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và PTNT, hiện trạng cho thấy nhiều doanh nghiệp tham gia vào đề án nhưng chưa thực hiện đúng thực chất. Một số doanh nghiệp sử dụng sai thiết bị hoặc thậm chí “nói quá” về khả năng giảm phát thải của sản phẩm phân hữu cơ hoặc phân vi sinh mà họ cung cấp. Ông Hải cho rằng, đây là những quan điểm không chính xác. Để tín chỉ carbon được xác nhận, cần phải áp dụng một quy trình cụ thể, bao gồm đầy đủ các bước trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

Hơn nữa, ông Hải chỉ ra rằng việc tham gia Đề án 1 triệu ha chỉ với mục đích bán tín chỉ carbon là một cách hiểu sai lầm. “Lợi ích kinh tế lớn nhất của đề án không chỉ nằm ở việc bán tín chỉ carbon mà còn ở việc giảm các chi phí đầu vào thông qua các quy trình sản xuất hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu lúa giảm phát thải và tổ chức lại sản xuất trên quy mô lớn cũng mang lại giá trị thặng dư đáng kể”, TS Hải nhấn mạnh. “Điều quan trọng cần lưu ý là không nên tham gia vào thị trường carbon trong lĩnh vực lúa gạo bằng mọi giá. Thay vào đó, cần tập trung thực hiện đúng đắn và bền vững các quy trình sản xuất, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cả người nông dân và nền kinh tế nông nghiệp”.

Quy trình MRV là chìa khóa để tham gia thị trường carbon lúa gạo

Bàn về cơ chế sản xuất giảm phát thải trong chuỗi giá trị lúa gạo, TS Trần Minh Hải nhấn mạnh: “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL không chỉ gắn liền với tăng trưởng xanh mà còn đáp ứng nhu cầu tái cơ cấu hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nhằm gia tăng giá trị sản phẩm lúa gạo”. 

Cập nhật tiến độ tính đến tháng 7/2024, đã có 7 mô hình thí điểm được triển khai, mỗi mô hình có diện tích trung bình 50ha tại các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh và Đồng Tháp.

Để tín chỉ carbon được xác nhận, nhà sản xuất lúa gạo cần đảm bảo giảm phát thải trên toàn chuỗi sản xuất. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo TS Hải, Cục Trồng trọt phối hợp với Viện Môi trường nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch thiết lập và hoàn thiện hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV). Đến ngày 4/7/2024, Cục đã trình Bộ NN-PTNT phê duyệt Kế hoạch thực hiện MRV trên các mô hình thí điểm thuộc Đề án. 

Hệ thống MRV bao gồm ba phần chính: giảm đầu vào lượng phân đạm và thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng phương pháp tưới ngập khô xen kẽ (AWD), quản lý và xử lý rơm rạ sau thu hoạch.

Hiện tại, Viện Môi trường Nông nghiệp đang phối hợp với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Gold Standard (GS), và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) để xây dựng thang đo MRV.

Trong đó, GS là tiêu chuẩn quốc tế dành cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính, được phát triển bởi Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Tập đoàn South Pole. Verified Carbon Standard (VCS), một tiêu chuẩn quốc tế khác, cũng được sử dụng rộng rãi cho các dự án nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, do tổ chức Verra phát triển. 

TS Hải lưu ý: “Đối với tín chỉ carbon trong trồng lúa, Việt Nam cần một khung pháp lý rõ ràng và phù hợp. Hiện nay, trên thế giới chưa có quốc gia nào thương mại hóa tín chỉ carbon cho sản xuất lúa gạo, mà chỉ có các dự án thí điểm”. 

Một trong những thách thức lớn là chi phí để xác định giá thành của một tín chỉ carbon vẫn chưa được thống nhất. Ngoài ra, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn rõ ràng cho các thiết bị và công nghệ kiểm tra, đo lường giảm phát thải trong trồng lúa. 

Mặc dù có những thiết bị mới với giá cả phải chăng và tiện dụng, nhưng quy trình đăng ký lại phức tạp, khiến tín chỉ carbon khó được thương mại hóa và người dân khó tiếp cận thị trường. “Đây là rào cản mà chúng ta cần sớm khắc phục để thúc đẩy quá trình giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp”, TS Hải khẳng định.

Do đó, rất cần thiết để sớm có quy định về cơ chế chia sẻ lợi nhuận khi thương mại hóa được tín chỉ carbon từ lúa gạo. Khung pháp lý cũng cần đưa ra tỷ lệ ưu tiên cho những người tham gia vào quá trình giảm phát thải trong sản xuất lúa, nhằm khuyến khích và đảm bảo sự tham gia bền vững của cộng đồng và doanh nghiệp vào công cuộc này.

Quy trình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã được ban hành trong sổ tay hướng dẫn của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT). Ảnh: TS. Trần Minh Hải.

Cần nguồn nhân lực chất lượng, hiểu đúng mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa

Giá của một tín chỉ carbon trồng lúa không chỉ đơn giản là một con số, mà còn bao hàm nhiều lợi ích kép khi áp dụng quy trình sản xuất giảm phát thải, bao gồm lợi ích về bền vững, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát triển phụ phẩm “xanh”, và tăng cường thương hiệu quốc gia.

Để đạt được những mục tiêu trên, ông Hải nhấn mạnh, việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ nhân lực là rất cần thiết. Ông nói: “Nếu không thu được tín chỉ giảm phát thải thì chúng ta ‘lỗ’ chứ không ‘lời’. Cần nhân lực để họ có thể thực hiện và quản lý các quy trình sản xuất mới, hiểu rõ và ứng dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật nhằm tối ưu hóa khả năng hấp thụ và giảm phát thải carbon trong nông nghiệp”.

Do đó, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chia thành hai lộ trình chính. Đào tạo cán bộ quản lý nhà nước sẽ tập trung vào kiến thức về sản xuất giảm phát thải, thị trường tín chỉ carbon và các quy định liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thực địa được trang bị các kỹ năng cần thiết để ghi chép nhật ký sản xuất, thiết lập và quản lý hồ sơ sản xuất giảm phát thải, đảm bảo các quy trình được thực hiện một cách minh bạch và hiệu quả.

Quỳnh Chi - Bá Thắng - Diệu Linh - Phương Linh
Tin khác
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.