Công nghệ tạo hạt phân bón - Lời giải cho bài toán giảm phát thải

Bảo Thắng - Thứ Năm, 31/10/2024 , 09:50 (GMT+7)

Với mục tiêu giảm lượng phân bón, nhiều công nghệ hiện đại được các nhà máy sản xuất nghiên cứu như công nghệ nano, công nghệ urê hóa lỏng, công nghệ phân bón tan chậm...

GS.TS Bùi Chí Bửu nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ tạo hạt trong phân bón. 

Tăng hàm lượng công nghệ trong sản xuất

GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho biết, có 2 vấn đề chính trong việc ứng dụng công nghệ để sản xuất phân bón theo hướng tăng trưởng xanh. Đó là công nghệ hỗ trợ tạo hạt và giảm phát thải bụi trong sản xuất.

Trong đó, công nghệ hỗ trợ tạo hạt được xem là điểm nhấn. Các nguyên liệu sản xuất phân bón sau khi được phối trộn sẽ được đưa sang tháp tạo hạt NPK. Tại đây, nguyên liệu được đun nóng ở nhiệt độ nhất định, tạo thành khối dịch gần như đồng nhất.

Sau đó, dịch tự động được xả xuống máy tạo hạt ly tâm. Các hạt dịch bắn ra rơi tự do trong lòng tháp được hệ thống quạt gió với tốc độ cao thổi từ dưới lên, làm giảm tốc độ rơi và làm khô, trước khi hạt rơi xuống sàng phân loại.

Với phương pháp này, hạt phân thành phẩm sẽ tròn đều, bóng đẹp và có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là độ đạm từ 20% trở lên, cao hơn hẳn các loại phân bón thông thường.

"Công nghệ tháp cao có thể tạo ra sản phẩm phân bón hỗn hợp hòa tan trong nước với nhiều tỷ lệ khác nhau, tổng hàm lượng NPK có thể lên tới 60 - 65% và sử dụng được qua hệ thống tưới nhỏ giọt", ông Bửu nói và đánh giá, rằng thành phẩm không những tăng được hiệu quả sử dụng mà còn giảm được phát thải, thông qua việc giảm lượng phân bón cũng như tăng tỷ lệ hấp thụ của cây trồng.

Bên cạnh phát triển công nghệ tạo hạt, các nhà máy sản xuất phân bón của trong nước và thế giới hiện nay còn nghiên cứu thêm vấn đề chống đóng cục và kết dính nhiều nhất với các vi lượng. 

Để tiến tới sản xuất xanh, ông Bửu cho rằng, các nhà máy nói chung và những cơ sở sản xuất phân bón nói riêng cần giảm phát thải một cách tối đa, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Một trong những giải pháp là tự động hóa khép kín. Bụi trong quá trình sản xuất được thu hồi và lắng lọc triệt để thông qua các cyclone và các bộ lọc.

Bà Nguyễn Thanh Phương đề nghị doanh nghiệp chủ động nghiên cứu mô hình phù hợp. 

Ngoài công nghệ tạo hạt phân NPK bằng tháp cao, còn 3 công nghệ nữa được sử dụng để giảm phát thải. Đó là công nghệ nano, công nghệ urê hóa lỏng và công nghệ phân bón tan chậm có kiểm soát.

Cụ thể, công nghệ nano sẽ bọc u rê bằng nano HA, giúp giảm khoảng một nửa lượng phân bón cần sử dụng. Công nghệ urê hóa lỏng sẽ đưa hoạt chất agrotain vào đạm, đưa avail vào lân để giảm 30% lượng bón. Phân bón tan chậm có phần vỏ bọc là các lớp polymer với độ dày khác nhau; phần nhân là các khoáng chất như nitơ, photpho, kali, mangan... 

Khi phân được bón, nước sẽ thấm qua lớp bọc polymer đi vào bên trong hạt phân, các nguyên tố khoáng chất sẽ hòa tan vào nước ở trong lớp bọc polymer. Nước tiếp tục thẩm thấu qua lớp polymer đi vào bên trong hạt phân và trong thời gian đó, những nguyên tố khoáng đã hòa tan sẽ khuếch tán qua lớp polymer đi ra môi trường xung quanh, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Quá trình phân giải diễn ra cho đến khi các phân tử này khuếch tán hết, chỉ còn lớp bọc polymer và nước. Sau một thời gian, lớp bọc này sẽ tự phân hủy và không ảnh hưởng đến môi trường và nguồn đất.

Trông chờ những cú hích từ chính sách

Theo ông Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, người dân hiện còn thói quen sử dụng lãng phí phân bón. Hiệp hội Phân bón Thế giới thống kê, bình quân các nước sử dụng khoảng 135 - 140 kg/ha. Trong khi, con số này ở Việt Nam lên tới 400kg.

Đồng tình với quan điểm của GS.TS Bùi Chí Bửu về việc tăng hàm lượng công nghệ trong sản xuất phân bón, nhưng ông Phùng Hà cũng thừa nhận 2 vấn đề chính còn tồn tại trong quá trình "xanh hóa". 

Đầu tiên là việc ngành phân bón sử dụng khá nhiều tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như dùng than, khí thiên nhiên để sản xuất urê, dùng quặng apatit để sản xuất DAP, lân nung chảy… Do đó, quá trình khai thác này khó có thể giảm tác động tới môi trường trong một sớm một chiều. Thứ hai là yếu tố về vốn, nguồn lực được chuẩn hóa để tiếp cận xu hướng sản xuất xanh.

Vừa qua, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt nhiều đề án quan trọng như đề án phát triển phân bón hữu cơ, đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng. Ông Phùng Hà coi đây là những "cú hích" giúp doanh nghiệp phát triển đa dạng các loại phân bón hiệu quả cao, ví dụ như tan chậm, tan có kiểm soát. 

Công nghệ tạo hạt giúp tiết kiệm lượng phân bón và giảm phát thải.

Trong bối cảnh hiện tại, để tăng hiệu quả phân bón tại Việt Nam, GS.TS Bùi Chí Bửu cho rằng, phải dựa vào cách tiếp cận hiện đại nhất, đó là nông nghiệp chính xác. Trong đó, bao gồm cả điện toán, chuyển đổi số và phân tích hiện trạng đất dựa trên cơ sở dữ liệu.

Lấy ví dụ ở Công ty Mía đường Quảng Ngãi, ông Bửu thông tin, hằng năm cán bộ nghiên cứu phải đến thực địa, lấy mẫu đất và phân tích lại để xem xét rằng: Nếu bỏ bón phân thì có thể giữ được năng suất và tiết kiệm nguyên liệu đầu vào hay không? Hoặc giảm với điều kiện là độ pH của đất trong khoảng bao nhiêu thì sẽ đất sẽ hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất?

"Đất thoái hóa, độ pH có xu hướng giảm xuống thì bà con bón phân không thể hiệu quả. Các chức năng như trao đổi chất, hấp thụ trong đất đều sẽ ở mức không có thuận lợi", ông phân tích.

Vì lẽ đó, vị chuyên gia khuyến nghị, rằng ngoài bón bao nhiêu, người dân cần học cách bón phân vào lúc nào. Theo ông, công nghệ hỗ trợ tạo hạt sẽ là giải pháp lâu dài, bởi phân sẽ giải phóng dinh dưỡng từ từ vào đất, góp phần giảm sự tiêu hao, mất mát.

Tại Tọa đàm “Xanh hóa sản xuất hóa chất và phân bón", bà Nguyễn Thanh Phương, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương đề nghị doanh nghiệp nên chủ động nghiên cứu, tính toán các phương án về giảm phát thải nhằm đạt được sự tối ưu về chi phí sản xuất.

"Mỗi phương án khác nhau sẽ cho một kết quả khác. Khi có những mô hình thí điểm, dựa trên thực tiễn sản xuất, doanh nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn và quyết định được giải pháp tối ưu", bà Phương nói.

Bảo Thắng
Tin khác
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe
Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe

Giữa cánh đồng tại Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông - CETDAE, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, những bông lúa đen trầm mặc như hồi ký của một hành trình 20 năm đi tìm bản sắc và sức khỏe cho hạt gạo Việt.

Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'
Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'

BẮC GIANG Diện tích trồng Dự Hương 8 và VNR88 của Vinaseed tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lần lượt từ 30 – 40% so với giống đối chứng.

Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông
Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông

Muốn đất khỏe, lúa tốt, nông dân thời đại mới cần bắt đầu từ việc hiểu đất, chăm đất và bón phân một cách khoa học và bền vững.

Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải
Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải

Lần đầu áp dụng trên đồng ruộng Vĩnh Phúc, canh tác giảm phát thải cho thấy lúa khỏe, tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường. Vĩnh Phúc kỳ vọng mở rộng canh tác lúa giảm phát thải lên 50% diện tích lúa toàn tỉnh.

Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp
Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp

ĐẮK LẮK Doanh nghiệp hồ hởi trước tín hiệu tích cực từ hội đàm Việt - Trung, tiếp tục củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu.

Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường
Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường

Là minh chứng cho cam kết phát triển nông nghiệp bền vững của Syngenta, TYMIRIUM® giúp nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sức khỏe đất.

Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng
Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'
Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'

Trong mong muốn thúc bách đóng góp giúp bà con trồng sầu riêng qua cơn ‘nhức đầu về đầu ra sang Trung Quốc’ của thức quả ngon khó cưỡng này

Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản
Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản

Cadimi có nguồn gốc từ đâu, giải pháp quản lý và một số phương pháp hạn chế, loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản.

Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An
Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An

Bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, những cánh đồng tuân thủ lịch gieo cấy lúa vẫn trĩu bông, đang ngả vàng chuẩn bị thu hoạch.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân