'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

Quỳnh Chi - Thứ Sáu, 07/03/2025 , 10:52 (GMT+7)

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Bệnh hại do nấm Fusarium và tuyến trùng là thách thức lớn trên toàn thế giới, gây ra các bệnh vàng lá Panama trên chuối, bệnh héo rũ ở dưa hấu, bệnh lúa von và nhiều dịch bệnh khác. Dù đã có nhiều biện pháp phòng trừ, việc kiểm soát hoàn toàn hai tác nhân này vẫn là bài toán khó. 

Nhằm cung cấp thông tin chuyên sâu về vấn đề này, Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng giới thiệu hội thảo chuyên đề “Bệnh hại do Fusarium sp. và tuyến trùng trên một số cây ăn trái, rau màu và biện pháp quản lý”. Hội thảo do Viện Bảo vệ Thực vật phối hợp cùng Công ty Syngenta Việt Nam tổ chức ngày 7/3 tại Hà Nội.

Triệu chứng chung nhất của cây bị bệnh lúa von là cây phát triển cao vọt, còng quèo, từ màu xanh lục lá lúa chuyển dần sang màu xanh nhạt rồi vàng gạch cua, cứng giòn và chết nhanh chóng. Ảnh minh họa.

Một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium gây ra trên cây trồng

Fusarium là một chi nấm khổng lồ, trong đó hơn 1.500 loài đã được phát hiện và nghiên cứu. Các loài Fusarium có mặt khắp nơi trên môi trường sống, nấm gây hại cho cây trồng hay vật nuôi và có thể sản sinh độc tố gây hại cho con người. Có một số loài phổ biến hại cho cây trồng ở Việt Nam như sau:

Bệnh lúa von (Fusarium moniliforme J. Sheld.)

Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa. Triệu chứng điển hình của bệnh là cây lúa phát triển nhanh hơn bình thường, cong queo. Trên các đốt thân thường mọc nhiều rễ phụ. Lá chuyển màu xanh nhạt rồi đến màu vàng gạch cua. Trong điều kiện ẩm độ cao, thân cây lúa và hạt bị nhiễm bệnh thường xuất hiện lớp nấm trắng có màu phớt hồng. 

Bệnh mốc hồng ngô (Fusarium moniliforme J. Sheld. và F. graminearum Schwabe)

Triệu chứng bệnh điển hình với lớp nấm xốp, mịn, màu hồng nhạt bao phủ 1 phần hoặc toàn bộ bắp ngô. Nếu bệnh nhẹ sẽ làm hạt ngô mất sắc bóng, không chắc mẩy, làm hạt mất sức nảy mầm hoặc nảy mầm yếu. Bệnh nặng làm toàn bộ hạt và bắp ngô bị đổi màu và thối. Nấm bệnh xâm nhiễm trong giai đoạn bảo quản hạt và bắp ngô.

Bệnh héo vàng cà chua (Fusarium oxysporum f. sp. lycopersici (Sacc.) W.C. Snyder & H.N. Hansen)

Bệnh xâm nhiễm ở tất cả các giai đoạn của cây. Cây con bị bệnh thường còi cọc, chậm phát triển và chết. Triệu chứng bệnh điển hình hơn trên cây trưởng thành. Ban đầu các lá già tầng dưới chuyển màu vàng sau đó toàn bộ cây sẽ chuyển vàng và héo, lá thường không rụng. Giai đoạn cây bị bệnh nặng sẽ làm phần gốc và phần thân sát mặt đất chuyển màu nâu, có lớp nấm màu hồng nhạt bao phủ khi điều kiện ẩm độ cao, cây không có khả năng phục hồi và chết.

Bệnh héo vàng lá chuối có nguyên nhân từ nấm Fusarium. Ảnh minh họa. 

Bệnh héo vàng chuối (Fusarium oxysporum f. sp. cubense (E.F. Sm.) WC. Snyder & H. N. Hansen)

Triệu chứng ban đầu là cuống lá và viền của các lá già xuất hiện các vết màu vàng nhạt. Sau đó toàn bộ hay một phần lớn phiến lá chuyển vàng. Triệu chứng lá vàng bắt đầu từ lá già đến các lá non và có thể làm biến dạng phiến lá, gãy cuống và khô lá. Cây bị nhiễm bệnh làm hệ thống mạch dẫn ở củ và thân chuyển màu vàng nhạt, màu đỏ thẫm và màu nâu đen.

Bệnh chết chậm hồ tiêu (Fusarium solani (Mart.) Sacc.)

Cây nhiễm bệnh bị còi cọc, sinh trưởng chậm. Triệu chứng lá vàng bắt đầu xuất hiện ở phần gốc sau khoảng 4 tháng cây bị nhiễm bệnh. Khi cây bị bệnh, lá vàng dần từ gốc lên ngọn cây, gây hiện tượng rụng lá và rụng đốt. Rễ tơ bị thâm đen và thối, sau đó rễ chính và gốc bị thối và mục. Cắt ngang gốc cây sẽ quan sát thấy mạch dẫn có màu đỏ thẫm hoặc thâm đen. Nấm bệnh xâm nhiễm cả cây con và cây trưởng thành.

Bệnh thối khô rễ trên cam quýt (Fusarium solani)

Triệu chứng điển hình của bệnh thối khô rễ do nấm Fusarium là các bộ phận của cây (trừ chồi non), cây héo, vàng lá, vết bệnh có màu nâu. Các độc tố do nấm tiết ra thường được vận chuyển trong gỗ, trong mạch dẫn của cây đến các bộ phận, làm giảm khả năng hút nước của cây gây hiện tượng rụng lá.

Các nhà khoa học nghiên cứu phương pháp giám định theo đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Fusarium graminearum trên môi trường PDA (A) và bào tử lớn (B) (Pancaldi và cs., 2010). Ảnh: Viện Bảo vệ Thực vật.

Triệu chứng tuyến trùng hại thực vật ngoài đồng ruộng

Tuyến trùng (Nematoda) là động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn, có dạng sợi chỉ với hai đầu hơi thon nhọn. Một số loài tuyến trùng trong quá trình phát triển cá thể ở một vài giai đoạn có dạng hình cầu, quả chanh, quả lê... 

Theo ước tính, có khoảng từ 1 - 100 triệu loài tuyến trùng trên hành tinh chúng ta. Đến nay, con người mới chỉ biết đến khoảng 25.000 loài. Tuyến trùng ký sinh thực vật mới chỉ được biết đến khoảng 4.100 loài.

a) Biểu hiện ở các bộ phận trên mặt đất

Thối mầm cây

Một số tuyến trùng ký sinh có thể phá hủy mầm cây, lá cây hoặc điểm sinh trưởng bị thối, cây không mọc lên thành thân, lá được. Các loài tuyến trùng này còn là ký sinh mở đường cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Điển hình là loài Aphelenchoides fragariae hại dâu tây và cúc.

Xoăn lá và lùn cây

Hiện tượng xảy ra do đỉnh sinh trưởng của cây bị tuyến trùng ký sinh nhưng ko bị chết cây mà vẫn tiếp tục phát triển, ảnh hưởng lớn đến thân và lá, hình thành triệu chứng đặc trưng là xoăn lá và lùn cây. Triệu chứng này thường do Aphelenchoides spp. và Anguina tritici gây ra trên dâu tây và lúa mì. Tuyến trùng Aphelenchoides oryzae gây xoăn đầu lá lúa. 

Hoại tử và biến màu mô thực vật

Khi tuyến trùng ký sinh bên trong mô thân hoặc lá gây hiện tượng thối và mất màu phần mô bị hại, loài Rhadinaphelenchus cocophilus tạo thành vòng tròn đỏ trong thân cây dừa. Các loài Ditylenchus spp. ký sinh gây hiện tượng thối nâu phần mô bị hại như cổ rễ cây cà chua, tỏi, khoai tây. Đôi khi được tạo thành các vết sưng trên lá có màu xanh nhạt hơi vàng, kích thước 2 - 10mm, sau đó các nốt sưng có thể bị thối trở thành các vết đốm có màu huyết dụ.

Vết đốm và tổn thương lá

Điển hình là các loài thuộc giống Aphelenchoides, sau khi xâm nhập vào lá chúng phá hủy nhu mô của lá và rất nhanh chóng tạo thành quần thể gây ra những vết đốm trên lá gần vùng gân làm lá bị biến dạng quăn queo. Trong vết đốm nhu mô lá bị phá hủy có màu nâu, bề mặt lá bị biến dạng.

Nốt sưng (phồng) trên lá

Một vài loài thuộc giống Anguina là ký sinh chuyên tính của một số cây trồng tạo ra trên lá những nốt sưng to nhỏ khác nhau, (triệu chứng điển hình loài Anguina tritici gây hại trên lá cây lúa mì, hình 4), cũng có khi nốt sưng do Ditylenchus dipsaci gây nên đối với cây hành, tỏi và một số cây họ cúc, họ hòa thảo.

Nốt sưng trên thân

Các nốt sưng trên thân có kích thước to nhỏ khác nhau, khi bị nặng các nốt sưng liên kết với nhau tạo thành một khối u lớn. Triệu chứng này thường do các loài tuyến trùng thuộc giống Anguina gây ra.

Hình ảnh các triệu chứng điển hình do một số giống tuyến trùng gây ra (Agrios, 2005). Ảnh: Viện Bảo vệ thực vật.

b) Biểu hiện ở các bộ phận của thực vật dưới mặt đất

Triệu chứng nốt sưng trên rễ

Nốt sưng trên rễ thường làm cho rễ kém phát triển, biến dạng, ngắn với nhiều tổn thương rễ nghiêm trọng. Các loài thuộc giống Meloidogyne và Heterodera là những loài tuyến trùng gây nốt sưng phổ biến trên nhiều đối tượng cây trồng. Tuyến trùng tuổi 2 mới nở có một giai đoạn sống tự do trong đất, sau đó sẽ xâm nhập vào rễ cây. Tuyến trùng ngoài việc hút các chất dinh dưỡng còn tiết ra các chất kích thích làm cho tế bào phát triển mạnh và tạo thành những tế bào khổng lồ. Tuyến trùng giống Meloidogyne cái nằm trong mô rễ, còn giống Heterodera chỉ có phần đầu của tuyến trùng nằm trong mô rễ cây và tạo ra các nốt sưng bên cạnh hoặc các chùm rễ nhỏ. 

Triệu chứng vết thối trong củ

Tuyến trùng sống trong phần thịt củ khoai tây, cà rốt. Trong quá trình dinh dưỡng tuyến trùng tiết ra các độc tố gây nên hiện tượng thối khô củ trên đồng ruộng và trong bảo quản (Ditylenchus dipsaci).

Triệu chứng chết hoại lớp vỏ ngoài của bề mặt rễ

Tuyến trùng sau khi xâm nhập và sống trên rễ tạo thành từng đám thối nâu trên bề mặt rễ (đại diện là Tylenchulus semipenetrans). 

Triệu chứng gây tổn thương rễ

Tuyến trùng xâm nhập vào rễ và sinh sản trong rễ tạo thành từng đám rễ hoặc thân ngầm bị thối có màu nâu đen đại diện các loài gây ra triệu chứng này là Pratylenchus spp., Radopholus similes.

Tạo thành rễ bên (rễ đói) một cách quá mức

Tuyến trùng xâm nhập vào rễ do phản ứng của rễ với vết thương tạo thành các chùm rễ bên.

Triệu chứng bộ rễ kém phát triển

Các loài tuyến trùng khác nhau có thể chia thành các loại triệu chứng sau:

- Rễ ngắn và phình ra: Bộ rễ hầu như chỉ có rễ chính, rễ tơ rất kém phát triển. 

- Bộ rễ không bình thường: Một số đầu rễ tạo thành các khối u và chùn rễ nhỏ làm cho bộ rễ không bình thường. 

- Tạo thành hình móc câu ở đầu rễ: Là một loại triệu chứng do tuyến trùng xâm nhập vào vùng đầu rễ, gây tổn thương và làm chậm quá trình phát triển bộ rễ.

Quỳnh Chi (Ghi)
Tin khác
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe
Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe

Giữa cánh đồng tại Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông - CETDAE, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, những bông lúa đen trầm mặc như hồi ký của một hành trình 20 năm đi tìm bản sắc và sức khỏe cho hạt gạo Việt.

Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'
Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'

BẮC GIANG Diện tích trồng Dự Hương 8 và VNR88 của Vinaseed tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lần lượt từ 30 – 40% so với giống đối chứng.

Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông
Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông

Muốn đất khỏe, lúa tốt, nông dân thời đại mới cần bắt đầu từ việc hiểu đất, chăm đất và bón phân một cách khoa học và bền vững.

Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải
Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải

Lần đầu áp dụng trên đồng ruộng Vĩnh Phúc, canh tác giảm phát thải cho thấy lúa khỏe, tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường. Vĩnh Phúc kỳ vọng mở rộng canh tác lúa giảm phát thải lên 50% diện tích lúa toàn tỉnh.

Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp
Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp

ĐẮK LẮK Doanh nghiệp hồ hởi trước tín hiệu tích cực từ hội đàm Việt - Trung, tiếp tục củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu.

Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường
Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường

Là minh chứng cho cam kết phát triển nông nghiệp bền vững của Syngenta, TYMIRIUM® giúp nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sức khỏe đất.

Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng
Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'
Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'

Trong mong muốn thúc bách đóng góp giúp bà con trồng sầu riêng qua cơn ‘nhức đầu về đầu ra sang Trung Quốc’ của thức quả ngon khó cưỡng này

Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản
Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản

Cadimi có nguồn gốc từ đâu, giải pháp quản lý và một số phương pháp hạn chế, loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản.

Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An
Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An

Bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, những cánh đồng tuân thủ lịch gieo cấy lúa vẫn trĩu bông, đang ngả vàng chuẩn bị thu hoạch.