Chăm sóc vườn hồ tiêu thời kỳ nuôi quả

Tôn Nữ Tuấn Nam - Thứ Sáu, 23/09/2022 , 07:57 (GMT+7)

Hồ tiêu từng là cây đem lại 'siêu lợi nhuận' cho do giá bán rất cao những năm 2010 - 2015, khiến việc mở rộng diện tích và thâm canh quá độ ở nhiều vùng...

Tuy nhiên, do cung vượt cầu, đã dẫn đến sự rớt giá thảm hại trong thời gian từ 2016 đến 2020. Giá thấp làm người trồng tiêu hạn chế chăm sóc, khiến diện tích và sản lượng hồ tiêu bị thu hẹp. Đến nay, giá tiêu khởi sắc hơn, đã phục hồi được ở mức có lợi nhuận khá tốt cho người trồng.

Tiêu là cây đòi hỏi được chăm sóc tốt hàng năm để có thể cho năng suất ổn định và kéo dài thời gian khai thác vườn cây, không thể vì lợi nhuận trước mắt mà đầu tư quá cao hay lơ là chăm sóc. Vì là loại cây có bộ rễ rất nhạy cảm và dễ bị sâu bệnh hại tấn công nên trong canh tác hồ tiêu, không khuyến khích việc thâm canh tăng năng suất quá độ mà nên canh tác theo kiểu bền vững, ổn định, thân thiện với môi trường. Trồng tiêu trên cây trụ sống là một kỹ thuật canh tác rất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây tiêu.

Hiện nay, tiêu đang ở thời kỳ nuôi quả, cũng đang trong mùa mưa, là mùa cây tiêu dễ bị các loại sâu bệnh hại nguy hiểm tấn công. Chăm sóc vườn tiêu trong thời kỳ này, người trồng tiêu cần lưu ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh hại trên vườn, đặc biệt là bệnh chết nhanh và chết chậm.

Quản lý dinh dưỡng cho hồ tiêu

Tiêu cần được bón phân hữu cơ hàng năm. Phân hữu cơ làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, tăng số lượng vi sinh vật có lợi trong đất, khống chế được một số vi sinh vật gây hại cây trồng. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, khi phân hữu cơ được bón liên tục hàng năm cho vườn tiêu thì mật độ tuyến trùng gây u sưng rễ, rệp sáp hại rễ cũng như tần suất xuất hiện một số loại nấm bệnh gây hại rễ giảm hẳn so với không bón.

Tác động quan trọng nữa của phân hữu cơ là tăng khả năng giữ nước, giữ phân, do vậy làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón khoáng. Có thể bón phân chuồng ủ hoai hay các loại phân hữu cơ chế biến đều tốt, đặc biệt là các loại hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật đối kháng như Trichoderma, Pseudomonas…

Vôi là chất cải tạo đất, cần lưu ý bón cho vườn tiêu vì phần lớn các vùng trồng tiêu ở nước ta đều có độ pH khá thấp. Vôi cung cấp Ca cho cây trồng, đồng thời cải tạo độ chua đất, độ tơi xốp của đất cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có ích phát triển.

Tuy vậy, nếu chỉ bón phân hữu cơ thì cũng không thể đạt năng suất cao. Cây tiêu cũng cần được cung cấp phân vô cơ đầy đủ để đảm bảo năng suất và chất lượng. Cũng như nhiều loại cây trồng khác, tiêu cần được bón cân đối, hợp lý các chất N,P,K theo từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau trong năm, ngoài ra cũng cần các chất trung vi lượng khác như Ca, Mg, B, Zn…

Bón phân đầy đủ giúp cây tiêu không bị suy kiệt nhiều sau khi thu hoạch.

Trong thời kỳ nuôi quả và quả vào chắc, cây tiêu cần được bón phân N,P,K có tỷ lệ khoảng 2-1-2 hoặc có tỷ lệ kali cao hơn đạm một chút. Cần bón 2-3 lần từ lúc nuôi quả đã lớn đến trước lúc thu hoach khoảng 1 tháng, mỗi lần bón 200-250g/gốc tiêu. Các loại phân NPK có công thức 16-8-16 TE, 19-9-19 TE hoặc các công thức tương tự đều có thể bón cho hồ tiêu vào thời kỳ này. Bón phân đầy đủ giúp cây tiêu không bị suy kiệt nhiều sau khi thu hoạch, nhờ vậy có thể giảm bớt hiện tượng ra quả cách năm thường thấy trên cây tiêu.

Phòng trừ sâu bệnh cho tiêu trong thời kỳ nuôi quả

Trong mùa mưa, do ẩm độ đất, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ cũng cao, là điều kiện thích hợp để các loại bệnh hại phát triển và gây hại nặng. Các đối tượng sâu hại ít nguy hiểm hơn.

Hai loại bệnh hại nguy hiểm trên cây hồ tiêu trong mùa mưa là bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora spp. và bệnh chết chậm do tuyến trùng sưng rễ Meloidogyne incognita kết hợp với các loại nấm có sẵn trong đất làm hư hỏng bộ rễ tiêu. Nấm Phytophthora có thể gây hại tất cả các bộ phận khí sinh trên cây tiêu, thân ngầm cây tiêu, chỗ tiếp xúc với mặt đất và cả bộ rễ tơ của tiêu.

Rệp sáp hại rễ cũng là một loại dịch hại nguy hiểm có thể gây hủy diệt cả vườn tiêu. Việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại có trong đất, sinh ra từ đất rất khó khăn vì nhiều khi phát hiện được thì đã trễ. Do vậy, để phòng trừ các loại dịch hại sinh ra từ đất như rệp sáp hại rễ tiêu, tuyến trùng hại rễ và bệnh do Phytophthora, phải phòng trừ bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp chứ không thể chỉ dựa vào thuốc hóa học.

Trong vườn tiêu, không nên làm sạch trắng thảm cỏ.

Để phòng trừ các loại dịch hại này, cần tạo môi trường đất tốt để rễ tiêu phát triển khỏe mạnh, khống chế sự phát sinh, phát triển của các loại dịch hại này. Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phòng trừ có thể kể tới như sau:

- Thoát nước tốt cho vườn tiêu trong mùa mưa, không để nước đọng trong vườn tiêu, trong gốc tiêu. Vun gốc tiêu là một kỹ thuật tốt để tránh đọng nước trong gốc. Việc vun gốc nên thực hiện vào đầu mùa mưa, trong thời gian nắng ráo và hạn chế làm tổn thương rễ tiêu.

- Trồng tiêu bằng cây trụ sống thì mùa mưa cần tỉa tán của cây trụ kịp thời, tạo thông thoáng trong vườn, đặc biệt trong thời kỳ mưa dầm.

- Cắt bỏ dây lươn hay các cành nhánh sát gốc để tạo thông thoáng cho gốc tiêu, cắt tỉa vào những ngày tạnh ráo.

- Duy trì môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có ích cho việc phòng trừ sâu bệnh như tăng cường bón phân hữu cơ, bón phân bón khoáng cân đối, hợp lý, hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp.

- Sử dụng thường xuyên các chế phẩm sinh học hoặc chế phẩm có chứa vi sinh vật đối kháng để phòng trừ nấm bệnh, tuyến trùng trong đất như: Chế phẩm Chitosan, các chế phẩm có chứa Metarhizium, Paecilomyces, Trichoderma, Pseudomonas…

Trồng tiêu bằng cây trụ sống, mùa mưa cần tỉa tán của cây trụ kịp thời, tạo thông thoáng cho vườn. 

- Quản lý cỏ dại trong vườn tiêu một cách thông minh. Không nên thường xuyên làm cỏ trắng trong vườn tiêu, chỉ làm sạch cỏ trong gốc tiêu, giữ lại thảm cỏ hoặc trồng xen cây che phủ giữa 2 hàng tiêu, cắt ngắn thảm phủ để tạo thông thoáng vườn tiêu. Thảm cỏ có tác dụng ngăn chận sự lây lan nhanh của các loại dịch hại trong đất. Các điều tra nghiên cứu đã cho thấy, những vườn tiêu bị rệp sáp hại nặng thường là những vườn luôn làm cỏ trắng cho vườn tiêu.

- Nhổ bỏ, đem ra khỏi lô và tiêu hủy các cây tiêu bị nặng để tránh lây lan. Không trồng lại ngay trên hố vừa nhổ mà chưa qua xử lý, chưa cho cho nghỉ đất.

- Dùng thuốc hóa học khi cần thiết. Dùng thuốc hóa học phải tuân theo nguyên tắc "4 đúng" và chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Tôn Nữ Tuấn Nam
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Sự kiện