CBAM - cơ chế điều chỉnh biên giới carbon quan trọng với xuất khẩu

Nguyễn Thủy - Thứ Hai, 14/10/2024 , 15:08 (GMT+7)

Theo Phó Chủ tịch EuroCham, việc triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) vào ngày 1/1/2026 sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Các doanh nghiệp xuất khẩu có nguy cơ mất thị phần nếu không kịp thích ứng với các yêu cầu xanh từ EU. Ảnh: TL.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam sang EU (27 nước) đạt 34,08 tỷ USD, tăng 17,5%. Nhập khẩu từ EU (27 nước) đạt 10,8 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.

EU nằm trong top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Trong đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến - chế tạo (điện thoại, máy tính, hàng dệt may, giày dép…) nắm giữ kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Mặt khác, những năm gần đây, nhóm hàng nông sản cũng có dấu hiệu tăng mạnh.

Tuy nhiên, châu Âu hiện trở thành thị trường khó tính bậc nhất với những tiêu chuẩn ngặt nghèo về bảo vệ môi trường, trong đó có việc áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM).

Đây là một công cụ chính sách được đề xuất nhằm giảm lượng khí thải carbon từ hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Cơ chế CBAM sẽ áp dụng một mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có lượng khí thải carbon cao hơn so với hàng hóa sản xuất tại EU, từ thời điểm sản xuất hàng hóa cho đến khi nhập khẩu những hàng hóa đó vào lãnh thổ hải quan của EU. Mức thuế này sẽ được sử dụng để bù đắp cho lượng khí thải carbon do sản xuất hàng hóa trong EU gây ra.

Theo bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), tác động của CBAM đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tại TP.HCM nói riêng là rất lớn.

Các doanh nghiệp có nguy cơ bị cạnh tranh xuất khẩu và mất thị phần tại thị trường này do đối thủ cạnh tranh đã sẵn sàng cho việc đáp ứng các chính sách xanh.

Vì vậy, đòi hỏi việc ban hành khung pháp lý để thực hiện cũng như nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam để đáp ứng việc giảm phát thải khí nhà kính, trung hòa carbon, tăng khả năng thích ứng và cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết.

"Việc chuyển đổi sản xuất xanh không chỉ có ý nghĩa quan trọng với bản thân mỗi doanh nghiệp mà còn tác động tới cả chuỗi cung ứng. Bởi vì, khi một đơn vị cung ứng giảm phát thải, các doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động cũng sẽ đến gần hơn với mục tiêu về giảm phát thải và Net Zero. Đây vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường", Phó giám đốc ITPC nói.

Ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch Phụ trách chính sách (EuroCham).

Theo ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch Phụ trách chính sách, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đã mang lại sự tăng trưởng to lớn, với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU trên 200 tỷ USD chỉ trong bốn năm, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12-15%.

"Tiến trình này làm nổi bật vai trò dẫn đầu của Việt Nam với tư cách là đối tác thương mại quan trọng nhất của EU trong ASEAN", đại diện EuroCham nói và cho rằng, hai yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam là CBAM và thị trường tín dụng carbon.

Việc triển khai CBAM sắp tới vào ngày 1/1/2026 sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là trong các ngành thâm dụng carbon như thép, xi măng, phân bón và nhôm.

Ông Jean Jacques Bouflet cho rằng, cùng với CBAM, việc phát triển thị trường tín dụng carbon của Việt Nam là một yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của quốc gia theo thỏa thuận COP26.

"Việt Nam đã đạt được tiến bộ với hơn 300 dự án đã đăng ký và giao dịch tự nguyện hơn 40 triệu tín chỉ carbon trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc thiết lập thị trường tín chỉ carbon trong nước vẫn là ưu tiên chính và sẽ đòi hỏi nỗ lực chung.

Trong khi chính phủ đang thúc đẩy các kế hoạch cho một nền tảng trao đổi carbon thí điểm vào năm 2025, vẫn còn những thách thức trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn diện và nâng cao nhận thức trong các ngành", ông Jean Jacques Bouflet nói.

Ông Jean Jacques Bouflet cũng đánh giá cao TP.HCM đã đi đầu trong việc thúc đẩy giao dịch carbon và thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ xanh như một phần của nỗ lực chung nhằm phát triển thị trường carbon trong nước và thúc đẩy chiến lược CBAM quốc gia. Nhất là Nghị quyết 98 với những cơ chế tài chính đặc thù nhằm giúp giảm phát thải. 

"Chúng tôi cam kết cung cấp một nền tảng cho đối thoại và hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức quốc tế của Châu Âu và Việt Nam. Thông qua các nỗ lực vận động của mình, chúng tôi tiếp tục đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế về chuyển đổi xanh cho chính phủ đồng thời giúp các thành viên của chúng tôi tuân thủ các quy định chính theo Thỏa thuận Xanh của EU để có một môi trường kinh doanh bền vững tại Việt Nam", đại diện EuroCham nói.

Nhằm giảm phát thải khí nhà kính đối với doanh nghiệp phân bón, bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Giám đốc Dự án Công ty Cổ phần Tư vấn & Dịch vụ đổi mới khí hậu Klinova khuyến nghị, cần giảm lượng tiêu thụ điện lưới, tăng lượng sản xuất và tiêu thụ bằng điện mặt trời, điện gió. Đồng thời, cần bảo ôn cách nhiệt ống hơi cao áp bằng canxi silicat; áp dụng công nghệ phản ứng tổng hợp có hiệu suất chuyển đổi cao và quản lý bẫy hơi.

Nguyễn Thủy
Tin khác
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.