Nông sản xuất khẩu 2024

Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023

Bảo Thắng - Thứ Bảy, 27/04/2024 , 16:00 (GMT+7)

Thẻ vàng IUU, biến động thị trường, hạn ngạch khai thác và những quy định mới khiến doanh nghiệp khai thác thủy sản lúng túng trong việc thích ứng.

Cá ngừ là một trong 3 mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất năm 2023, cùng với tôm và cá tra.

VASEP cho biết, trong tháng 3/2024, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam khởi sắc, tăng 17% và đạt gần 84 triệu USD. 

Đáng chú ý, tại thị trường Hoa Kỳ, xuất khẩu cá ngừ đã tăng trở lại với mức tăng 16%, đạt hơn 32 triệu USD. Các đơn hàng sang EU cũng tăng 30%, đạt 19 triệu USD. Xuất khẩu cá ngừ sang Italy và Đức, hai thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối này, tiếp tục tăng trưởng tốt. Xuất khẩu sang Israel và Canada cũng tăng tốc trong tháng 3, với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 95% và 143%. 

Tuy nhiên, nhiều thị trường trong khối EU như Hà Lan, Tây Ban Nha, Lithuania… đang giảm nhập khẩu từ Việt Nam. Một số thị trường chính khác như Nhật Bản giảm 18%, Mexico giảm 38%, Chile giảm 34% và Thái Lan giảm 78%. 

Lũy kế 3 tháng đầu năm, cá ngừ đạt kim ngạch 215 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng thấp hơn 17% so với năm 2022. Điểm nhất trong quý I là sự phục hồi của thị trường Nga, vốn có dấu hiệu tăng trở lại từ cuối năm 2023.

Riêng tháng 3/2024, xuất khẩu cá ngừ sang Nga tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 3 tháng, xuất khẩu sang thị trường này tăng 65%, đạt gần 9 triệu USD. Con số này đã đưa Nga trở thành thị trường xuất khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 trong quý I.

Tính đến hết tháng 3/2024, cá ngừ Việt Nam đã xuất được sang 86 thị trường trên thế giới. Trong đó, các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, khối các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Israel, Nga, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa là 3 địa phương có sản lượng cá ngừ lớn nhất cả nước.

Bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của VASEP nhận định, với tốc độ xuất khẩu này và những khó khăn mà ngành cá ngừ đang đối mặt, dự báo xuất khẩu cá ngừ năm 2024 có thể vượt kim ngạch năm 2023 (845 triệu USD), nhưng khó tái lập kỷ lục 1 tỷ USD như năm 2022.

Theo VASEP, khoảng 40 - 50% thị phần cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam hướng đến thị trường Hoa Kỳ, còn lại rải rác trong hai khu vực là EU và ASEAN. Một số quốc gia khác, như Canada, Nhật Bản, Ảrập Xêút... cũng ưa chuộng cá ngừ Việt Nam.

Để khai thác thủy sản bền vững, Bộ NN-PTNT đề ra chiến lược cho ngành thủy sản là tăng nuôi trồng, giảm sản lượng khai thác. Do đó, sản lượng khai thác biển trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 833,6 nghìn tấn, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính riêng cá ngừ, sản lượng khai thác 3 tháng đầu năm 2024 tại 3 tỉnh trọng điểm về khai thác cá ngừ ước đạt 5.392 tấn, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, duy nhất Bình Định tăng trưởng khai thác, đạt 3.916 tấn, tăng hơn 4% so với cùng kỳ 2023. Ngược lại, 2 địa phương còn lại đều giảm, khoảng 12%.

Trên thị trường thế giới, nhiều chuyên gia dự đoán mặt hàng cá ngừ sẽ lấy lại sức tăng trưởng. Dù vậy, ngành cá ngừ Việt Nam hiện còn đối mặt với nhiều thách thức, kìm hãm đà tăng trong 9 tháng cuối năm.

Cụ thể, giá cá ngừ nguyên liệu tại Bangkok đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua. Căng thẳng tại Biển Đỏ tiếp tục tăng cao. Trong quý I, điều này chưa ảnh hưởng nhiều tới xuất khẩu, nhưng bà Nguyễn Hà tin rằng, với tốc độ tăng cước phí vận chuyển như hiện tại, thời gian giao hàng kéo dài hơn dự kiến, doanh nghiệp sẽ khó xoay vòng vốn và đảm bảo chu kỳ sản xuất.

VASEP lo ngại việc bị cảnh cáo thẻ vàng IUU ảnh hưởng tới xuất khẩu cá ngừ.

VASEP cũng lo ngại về một số thủ tục xuất khẩu. Trong đó, có vấn đề cấp Giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) của các cảng cá liên tục bị kéo dài. Một số doanh nghiệp phản ánh, không xin được giấy S/C vì ban quản lý cảng cá cho rằng cá có kích thước lớn không phải cá ngừ vây vàng (đối tượng được khai thác). 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn than phiền khó xin được giấy chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) với các lô hàng có nguyên liệu từ tàu khai thác dài ngày. Nguyên nhân bởi nhận định của cơ quan quản lý, nếu tàu không chuyển tải suốt thời gian dài từ lúc khai thác đến bốc dỡ khi cập cảng, chất lượng sản phẩm khó đảm bảo.

Quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô xuất khẩu, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP vừa ban hàng ngày 4/4 của Chính phủ cũng khiến cho doanh nghiệp lúng túng.

Cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác quan trọng của nghề cá xa bờ Việt Nam. Do đặc tính của các loài khai thác, gồm cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá ngừ vằn, thường sống xa bờ, có tập tính di cư xa, nên có thể di chuyển từ vùng biển thuộc quốc gia này đến quốc gia khác tùy theo giai đoạn phát triển.

Cục Thủy sản cho biết, một đàn cá ngừ có thể được khai thác bởi nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, nguồn lợi cá ngừ chỉ được quản lý tốt nếu có sự chia sẻ, hợp tác của các nước, chủ yếu hiện nay là Hiệp định về quản lý và bảo vệ các đàn cá di cư xa của Liên hợp quốc 1995.

Luật Thủy sản 2017 và Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định, sản lượng khai thác thủy sản tối đa tùy thuộc vào nguồn lợi của mỗi vùng biển. Với cá ngừ, Bộ NN-PTNT tập trung vào 10 tỉnh, thành phố ven biển: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang.

Ngày 11/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Quyết định 1037/QĐ-BNN-TS về công bố, điều chỉnh giao hạn ngạch khai thác thủy sản tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố. 3 địa phương được cấp nhiều nhất là Kiên Giang 3.720 giấy phép, Bình Định 3.280 giấy phép, Quảng Ngãi 3.102 giấy phép.

Giấy phép khai thác thủy sản giai đoạn 2024 - 2029 giảm 5,6% so với 5 năm trước đó. Việc giảm này chủ yếu là giảm với tàu lưới kéo và tăng đối với tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Điều này phù hợp với định hướng bảo tồn nguồn lợi, phát triển bền vững ngành thủy sản cũng như góp phần chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). 

Bảo Thắng
Tin khác
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp