Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu

Trọng Linh - Thứ Hai, 18/11/2024 , 09:44 (GMT+7)

Anh Ðinh Vũ Hải (49 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao sang nuôi ốc hương biển, thu hơn tỷ đồng mỗi năm.

Anh Ðinh Vũ Hải (49 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao sang nuôi ốc hương biển. Ảnh: Trọng Linh.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại nuôi ốc hương thương phẩm rộng 40ha, anh Hải bắt đầu kể lại về hành trình khởi nghiệp, sự tò mò về loài vật nuôi này đã giúp gia đình ông thành công ở nhiều vụ nuôi như hiện nay. Từ mô hình này đã mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân trên địa bàn muốn chuyển đổi mô hình sản xuất mới thay thế con tôm trong bối cảnh giá tôm sụt giảm, sản xuất không hiệu quả.

Trò chuyện với chúng tôi tại ao nuôi ốc hương, trong tâm thế đầy lạc quan, anh Hải kể, quê anh ở Phú Yên, tốt nghiệp Kỹ sư Đại học Thủy sản Nha Trang. Sẵn đam mê nghề nuôi trồng thủy sản, nNăm 2000, anh đưa gia đình về vùng ven biển Sóc Trăng thuê đất nuôi tôm. Đến năm 2007 anh tiếp tục thuê đất nuôi tôm ở ven biển Bạc Liêu với nhiều mô hình khác nhau từ quảng canh đến công nghệ cao, đến nay, quy mô nuôi tôm đã lên đến 40 ha.

Đến đầu năm 2022, lúc này tình hình nuôi tôm trở nên khó khăn, tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh, lúc nuôi đạt thì giá tôm lại bấp bênh, thua lỗ liên tục. Anh Hải đau đáu tìm đối tượng nuôi mới để chuyển đổi.

Anh Hải là một trong ít người nuôi ốc hương thành công tại Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

"Tôi nghiên cứu rất nhiều đối tượng nuôi khác nhau và đã từng nuôi thử trước đó để dự phòng, sau này không còn nuôi tôm được nữa thì sẽ chuyển đổi ngay, quan trọng là tìm được đối tượng nuôi phải phù hợp với vùng đất miền Tây. Tôi đã thử nuôi qua các loài cá như cá dìa, cá nâu, cá đối mục, cá mú... nhưng chưa có loài nào thấy phù hợp với mình và tính hiệu quả không cao, tỷ lệ thành công thấp... Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, tình hình nuôi tôm trở nên khó khăn hơn do biến động của thị trường trong nước và thế giới", anh Hải chia sẻ.

Theo anh Hải, lúc này phải nhanh chóng tìm ra đối tượng để phát triển lâu dài thay thế con tôm, nếu tiếp tục nuôi tôm nữa thì không ổn. Trước đây giá tôm ở mức trung bình thì ao này có thể bù lỗ qua ao kia vẫn có lời, tuy nhiên lúc đó tôm bị rớt giá sâu và kéo dài, trong khi chi phí nuôi tăng cao. Bên cạnh đó, tác động biến đổi khí hậu ngày càng xấu,

Sau nhiều năm gắn bó với con tôm, thị trường đầu ra ngày càng khó khăn, giá cả bấp bênh, dịch bệnh triền miên nên anh quyết định phải chuyển đổi sang vật nuôi khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Anh Hải kể lại quá trình gắn bó với nghề nuôi ốc hương với PV NNVN.

Qua tìm hiểu, anh Hải tình cờ biết đến mô hình nuôi ốc hương biển ở các tỉnh miền Trung. Nhận thấy đây là vật nuôi tiềm năng, giá trị kinh tế cao, địa phương chưa ai nuôi, anh cất công ra tận Ninh Thuận, Khánh Hòa không biết bao nhiêu lần để học hỏi mô hình, tích lũy kinh nghiệm nuôi ốc hương. Tuy nhiên, việc đưa ốc hương biển về nuôi tại vùng đất Bạc Liêu là điều không tưởng, bởi chính những chủ trại nuôi cũng khẳng định do điều kiện tự nhiên không phù hợp, từ độ mặn của nước biển tại địa phương thấp hơn chuẩn nuôi ốc hương ở miền Trung, cộng thêm mưa nhiều sẽ rất khó nuôi…

Dù biết là khó, nhưng với quyết tâm chọn ốc hương biển để chuyển đổi mô hình, anh Hải tiếp tục hành trình nghiên cứu, miệt mài tham quan nhiều mô hình nuôi ốc hương ở khắp nơi. Sau thời gian dài tích lũy kinh nghiệm, tự tin có thể thành công từ mô hình này, anh quyết định cải tạo đất nuôi thử nghiệm. Để có con giống như mong muốn, anh thuyết phục cơ sở nhân nuôi ốc giống đồng ý hạ độ mặn để có thể phù hợp đưa về vùng đất Bạc Liêu nuôi. Sau khi nhận được sự đồng ý từ nơi bán con giống ở Ninh Thuận, Nha Trang, anh chi hơn 200 triệu đồng mua hơn 3 triệu con giống về thả nuôi và đã có được thành công.

Sau thời gian nuôi, anh Hải nhận định nuôi ốc hương không khó, lại nhẹ công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cho ăn một lần. Ảnh: Trọng Linh.

Để nuôi thành công ốc hương biển, anh tận dụng những ao nuôi tôm công nghệ cao trước đó để cải tạo lại và thả nuôi trong 4 ao rộng hơn 6.000m2. Ao nuôi được lót bạt, đổ cát ở đáy, bên trên che lưới. Nước biển phải được xử lý ở ao lắng, khi đảm bảo các điều kiện và độ mặn mới chuyển vào ao nuôi. Mật độ nuôi cũng sẽ được thay đổi tùy theo độ tăng trưởng của ốc. Mỗi lần giảm mật độ, ốc sẽ được chuyển ao nuôi để vệ sinh, kích thích sự phát triển và hạn chế dịch bệnh.

Nhu cầu thị trường với ốc hương hiện nay là rất lớn. Ảnh: Trọng Linh.

Nuôi ốc hương không khó, lại nhẹ công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cho ăn một lần. Có thể sử dụng thức ăn chế biến từ cá tạp thay thế thức ăn công nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí nuôi, tăng lợi nhuận. “Tôi mua cá, tôm, ghẹ biển tạp với giá chỉ từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, sau đó đem về rửa sạch, xay nhuyễn rồi cho ốc ăn. Nhờ tận dụng thức ăn tự nhiên nên chất lượng thịt ốc đảm bảo, giàu dinh dưỡng hơn so với thức ăn công nghiệp”, anh Hải cho biết.

Đầu năm 2023, anh Hải quyết định mở rộng quy mô lên hơn 20 ao. Mỗi ao 1.000m2, anh thả nuôi 500.000 con. Hiện ốc hương tại trang trại bán cho nhiều chợ đầu mối, nhà hàng, quán ăn, xuất sang Trung Quốc... Ốc loại 100 con/kg bán với giá 250.000 - 300.000 đồng; ốc cỡ 50 - 70 con/kg giá hơn 420.000 đồng. Với mô hình này, anh Hải thu lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.

“Với hơn 20 ao nuôi ốc hương, tôi ước tính có thể thu hoạch từ 70 - 100 tấn ốc thương phẩm bán sỉ, lẻ cho nhiều nhà hàng, quán ăn, chợ đầu mối trong nước. Ngoài ra, nhiều thương lái mua để xuất sang Trung Quốc. Nhờ nguồn thức ăn sạch, ốc hương của cơ sở có thịt dai, giòn, ngọt; trữ tươi sống được lâu nên thị trường rất chuộng”, anh Hải nói.

Ông Phạm Văn Mười, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, sau khi đến tham quan mô hình nuôi ốc hương biển của anh Hải ông khá bất ngờ, đây là mô hình mới của tỉnh, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, hứa hẹn khả năng mở rộng sản xuất giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình. Địa phương cũng có kế hoạch khuyến khích người dân ven biển nhân rộng mô hình này nhằm đa dạng hóa đối tượng, hình thức nuôi trồng thủy sản nước mặn, giúp tăng lợi nhuận cho nông dân.

Trọng Linh
Tin khác
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe
Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe

Giữa cánh đồng tại Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông - CETDAE, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, những bông lúa đen trầm mặc như hồi ký của một hành trình 20 năm đi tìm bản sắc và sức khỏe cho hạt gạo Việt.

Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'
Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'

BẮC GIANG Diện tích trồng Dự Hương 8 và VNR88 của Vinaseed tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lần lượt từ 30 – 40% so với giống đối chứng.

Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông
Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông

Muốn đất khỏe, lúa tốt, nông dân thời đại mới cần bắt đầu từ việc hiểu đất, chăm đất và bón phân một cách khoa học và bền vững.

Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải
Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải

Lần đầu áp dụng trên đồng ruộng Vĩnh Phúc, canh tác giảm phát thải cho thấy lúa khỏe, tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường. Vĩnh Phúc kỳ vọng mở rộng canh tác lúa giảm phát thải lên 50% diện tích lúa toàn tỉnh.

Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp
Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp

ĐẮK LẮK Doanh nghiệp hồ hởi trước tín hiệu tích cực từ hội đàm Việt - Trung, tiếp tục củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu.

Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường
Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường

Là minh chứng cho cam kết phát triển nông nghiệp bền vững của Syngenta, TYMIRIUM® giúp nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sức khỏe đất.

Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng
Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'
Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'

Trong mong muốn thúc bách đóng góp giúp bà con trồng sầu riêng qua cơn ‘nhức đầu về đầu ra sang Trung Quốc’ của thức quả ngon khó cưỡng này

Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản
Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản

Cadimi có nguồn gốc từ đâu, giải pháp quản lý và một số phương pháp hạn chế, loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản.

Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An
Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An

Bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, những cánh đồng tuân thủ lịch gieo cấy lúa vẫn trĩu bông, đang ngả vàng chuẩn bị thu hoạch.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân