Nuôi ong dú không cho ăn, bán mật thu về hàng trăm triệu đồng
Thứ Bảy 21/01/2023 , 10:00 (GMT+7)Nuôi ong dú trong các thùng gỗ dưới tán vườn chôm chôm, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Thức ở huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) thu về hàng trăm triệu đồng.

Năm 2008, anh Trần Văn Thức, ngụ thôn 3, xã Đức Phổ (huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) phát hiện ống nhựa ở trong nhà có đàn ong dú làm tổ nên giữ gìn, nuôi thử.

Đến năm 2009, thấy tổ ong phát triển mạnh, anh Thức tiến hành vắt lấy mật. Đồng thời nhân đàn này thành 2 tổ và tiếp tục nuôi.

"Hồi đó gia đình chỉ nuôi chơi cho vui chứ chưa nghĩ đến làm kinh tế. Khi đàn ong lớn lên thì tôi vắt lấy mật và chia đàn ra để nuôi tiếp. Cứ như thế trong suốt nhiều năm trời và đến nay đàn ong dú ở vườn đã lên con số 300 đàn", anh Trần Văn Thức chia sẻ.

Theo anh Thức, anh tận dụng các mảnh gỗ đóng thành những hộp nhỏ và bỏ tổ ong dú vào trong. Mỗi hộp chỉ để một vài khe hở để ong xây dựng lối ra - vào giống với môi trường tự nhiên.

Các tổ ong dú được anh Trần Văn Thức treo trên các cành chôm chôm trong vườn. "Loại ong này rất kì lạ vì nuôi nhưng tôi chưa bao giờ phải cho ăn. Chúng cứ sinh sôi, nảy nở, tự tìm thức ăn và sản sinh ra mật", anh Thức nói.

Để thu hoạch mật, anh Thức phải chọn thời điểm ban đêm để vắt mật. Trong trường hợp thu hoạch ban ngày, anh Thức phải mặc áo mưa để tránh việc ong dú tiếp xúc với cơ thể.

"Khi phá tổ để lấy mật, ong dú sẽ đậu lên người và bị dính chặt và chết. Ong dú không đốt như các loại ong mật thông thường nhưng việc thu hoạch mật cẩu thả sẽ dẫn đến đàn bị hao hụt", chủ trang trại ong dú chia sẻ.

Sau một năm nuôi, ong dú cho thu hoạch mật với năng suất 0,8 lít/đàn.

Ong dú lao ra khỏi tổ khi chủ trang trại tổ chức thu hoạch mật.

Một lượng lớn ong dú bị dính chặt lên tay và bị chết.

Đến nay, anh Thức đã phát triển đàn ong dú với số lượng lên đến 300 đàn và mỗi năm thu về hàng trăm lít mật. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/lts, mỗi năm gia đình anh Thức thu về hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay, anh Thức đã đứng ra lập Tổ hợp tác ong dú Cát Tiên với khoảng 9 thành viên và 800 đàn ong. Sản phẩm mật ong dú của tổ này hiện đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
tin liên quan

1.500 chiếc nón lá sơn hình quốc kỳ đón đại lễ 30/4
TP.HCM Hướng tới đại lễ 30/4, Hội Trái cây nghệ thuật Việt Nam triển khai sản xuất 1.500 chiếc nón lá đặc biệt, sơn hình ảnh cờ Tổ quốc đầy nghệ thuật sáng tạo.

Hội nghị P4G ‘Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm’
Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), đã diễn ra lễ Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025. Với chủ đề ‘Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm’, Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu đến từ hơn 40 quốc gia và các tổ chức quốc tế tham dự.

Đại công trình chứa nước 1.330 tỷ đồng lớn nhất miền Tây đạt 23% khối lượng
Trà Vinh Công trình hồ Láng Thé ở (Trà Vinh) có sức chứa 10 triệu m3 nước không chỉ góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước và phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo làng quê.

Trồng dâu nuôi tằm: Việt Thành dệt tương lai bền vững
Yên Bái Xã Việt Thành (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) cái nôi của nghề trồng dâu nuôi tằm đang từng bước chuyển mình để những sợi tơ không chỉ dệt nên áo lụa, mà còn dệt nên tương lai bền vững cho cả một vùng quê.

6ha rừng sản xuất ở Tam Đảo đang cháy ngùn ngụt
Vĩnh Phúc Khoảng 6ha rừng sản xuất ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc cháy ngùn ngụt trong đêm 15/4. Hiện lực lượng chức năng cùng người dân đang khoanh vùng dập lửa.

Chăn nuôi gà tuần hoàn hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường
Ở xã Minh Quán (Trấn Yên, Yên Bái) nhiều hộ chăn nuôi gà đã chuyển đổi theo hướng kinh tế tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.