Người Sài Gòn 'nổi lửa' luộc bánh chưng, bánh tét
Chủ Nhật 26/01/2025 , 13:18 (GMT+7)Trong ngày 26 - 27 Tết, nhiều người dân Sài Gòn bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét rồi quây quần bên nồi bánh ngay trước cửa nhà.

Ngay từ sáng sớm, các thành viên trong gia đình của cô Lương Thị Lan (ngụ phường Trung Mỹ Tây, quận 12) đã mỗi người một việc, chuẩn bị cho việc gói bánh chưng theo truyền thống của gia đình. Từ khi cả gia đình quyết định từ Thái Bình vào Nam định cư, đã gần 40 năm nay, đến nay gia đình cô Lan vẫn giữ được phong tục gói bánh chưng những ngày cuối năm để cúng gia tiên, dùng để ăn trong ba ngày Tết.

Mỗi người một việc, từ đi mua lá dong, ngâm gạo, rửa lá, thái thịt, gói bánh, xếp vào nồi... Năm nay đại gia đình nhà cô Lan gói 100 bánh chưng. Tất cả số bánh này sẽ chia cho các thành viên trong đại gia đình ăn Tết.

Dịp gói bánh chưng là lúc cả đại gia đình ngồi quây quần, hỏi han và chia sẻ những chuyện buồn vui của mỗi người trong một năm qua.

"Cả một năm bận rộn, đây là thời gian thuận tiện nhất để con cháu quây quần, chia sẻ với nhau đủ thứ chuyện trong năm. Cả một năm, có lẽ đây là dịp vui nhất, thoải mái nhất. Đây cũng là dịp để tụi nhỏ được tiếp nối, lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống", cô Lan chia sẻ.

Ông Chu Văn Thiên cùng con trai lại chọn gói bánh chưng từ 12h đêm 26 Tết. Năm nay không có 30 Tết nên hai bố con ông Thiên quyết định gói sớm hơn để không bị cập rập. Việc gói đêm cũng giúp ông Thiên tiết kiệm thời gian, không bị ảnh hưởng bởi những công việc khác.

Anh Chu Minh Lý (con ông Thiên) cho biết, năm nay gia đình gói 50 bánh chưng. Một nửa trong số đó là hàng xóm nhờ gói giùm vì hợp khẩu vị và tiện công. Đây cũng là dịp để thể hiện tình làng nghĩa xóm. Thay vào đó, mỗi người một việc, có thể phụ vào công đoạn xếp bánh, kiếm củi đun, canh nồi bánh chưng…

Nhiều người vì diện tích nhà nhỏ nên nấu bánh chưng trong hẻm, ngay trước nhà khiến cho không khí Tết tràn ngập khắp phố phường.

Cuộc sống tất bật, hối hả khiến nhiều người lựa chọn đặt bánh nhờ người khác làm hoặc mua sẵn. Thế nhưng, nhiều người không khỏi rưng rưng nhớ những khoảnh khắc thân thương và bình dị nhưng thấm đẫm giá trị văn hóa đẹp đẽ này.

Năm nay, anh Hà Văn Thành (quê huyện Hóc Môn), gói 60 đòn bánh tét. Số bánh này anh Thành dùng để làm quà biếu Tết họ hàng, người thân. Đây trở thành nếp văn hóa của gia đình anh Thành từ nhiều năm nay.

Mỗi đòn bánh Tét được anh Thành gói với kích cỡ to hơn bình thường, đủ để ăn cho 1-2 mâm cỗ, dư giả với mong muốn cho một năm mới đủ đầy. Nhân bánh cũng được anh Thành cho nhiều hơn bình thường để vị bánh được cân đối, không quá nhiều gạo nếp.

Năm nay, nguyên vật liệu đắt với 200.000 đồng nhưng chỉ có 50 lá đẹp nên anh cũng gói ít hơn mọi năm. Chính vì thế, theo ghi nhận, có vẻ ít người gói và nấu bánh chưng hơn mọi năm.

Gói bánh và nấu bánh chưng từ tối 26 Tết, nhưng công đoạn chuẩn bị gói bánh được anh Đỗ Tuấn Anh đã chuẩn bị nguyên vật liệu từ vài ngày trước.

Theo thói quen gói bánh này cũng được anh Tuấn Anh gìn giữ từ hơn 20 năm nay. “Mình duy trì thói quen này một phần cũng vì còn bố mẹ. Cứ ngày này mà không gói thì cứ thấy thiếu thiếu, không phải ngày Tết. Mai này khi các cụ không còn thì cũng chưa biết liệu mình còn siêng được như thế này không nữa”, anh Tuấn Anh cười.

Cô Nguyễn Thị Hoan, quê gốc ở Hưng Yên, vào TP.HCM lập nghiệp từ sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Thói quen gói bánh chưng ngày Tết của gia đình đến nay cũng được 40 năm. “Mình không ăn nhiều những vẫn thích gói. Đó không chỉ là dùng để ăn trong ngày Tết mà còn giúp gia đình ôn lại kỉ niệm của quê hương Hưng Yên xưa kia”, cô Hoan chia sẻ.

Còn anh Trương Văn Khanh, dù bận đến đâu thì gia đình cũng bố trí gói bánh chưng ngày cuối năm. Con cái của anh Khanh bận đến đâu cũng phải quây quần những ngày này. “Mình sợ thất truyền đi nét văn hoá đẹp đẽ của dân tộc. Cảm giác đặt niềm tin vào nồi bánh chưng, nó vui và thiêng liêng như cùng gia đình đón khoảnh khắc giao thừa vậy. Bánh chưng mua bên ngoài ngon thật đấy nhưng lại không vừa khẩu vị của mình”, anh Khanh chia sẻ.

Việc tự tay gói bánh, canh bếp chờ bánh chín, rồi dâng những chiếc bánh lên bàn thờ tổ tiên ngày Tết là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.
tin liên quan

Thủ tướng chủ trì lễ khai mạc Triển lãm Tăng trưởng Xanh tại Hội nghị P4G
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị P4G Việt Nam năm 2025 và thăm các gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh.

Cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng dự kiến thông xe ngày 30/4
Hà Tĩnh Những hạng mục cuối cùng trên tuyến cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo kế hoạch thông xe vào ngày 30/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali
Chiều 15/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và phu nhân thăm chính thức Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng Bí thư Tô Lâm đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình
Chiều 14/4, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm chính thức Việt Nam từ 14-15/4.

Chủ tịch nước Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Sáng 14/4, Chủ tịch nước Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam tại sân bay Nội Bài.