| Hotline: 0983.970.780

Làm bánh Trung thu phong cách Nhật

Thứ Ba 12/09/2023 , 16:58 (GMT+7)

Còn hơn 2 tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện nhiều nơi bắt đầu nhộn nhịp các lớp chia sẻ kinh nghiệm làm bánh, thu hút bạn trẻ đến trải nghiệm.

Những ngày gần đây, nhiều cửa hàng bánh lớn nhỏ ở TP.HCM bắt đầu giới thiệu các lớp chia sẻ, trao đổi kiến thức và kỹ năng làm bánh Trung thu cho bạn trẻ. Các lớp này khá đa dạng, từ làm bánh Trung thu truyền thống, Trung thu 3D... Đặc biệt bánh Trung thu tạo hình theo phong cách Nhật Bản Wagashi đang được các bạn trẻ quan tâm.

Chị Linh Vy đang dạy học trò nhào bột làm bánh.

Chị Linh Vy đang dạy học trò nhào bột làm bánh.

Bánh Wagashi được chị Linh Vy, quận Phú Nhuận, TP.HCM làm sau khi học 4 năm từ Nhật Bản. Vào dịp Trung thu, chị Linh Vy mở lớp làm bánh Wagashi để các em nhỏ, những bạn sinh viên có thể tự tay làm bánh tặng gia đình.

Chị Thiên Ân, TP Thủ Đức, TP.HCM cho biết, thay vì mua bánh Trung thu bán sẵn ngoài tiệm, Ân muốn tự tay làm bánh tặng người thân. Vào những ngày rảnh rỗi cô gái đến lớp làm bánh Trung thu thủ công và được hướng dẫn nhào bột, nặn nhân, tạo hình, với nhiều kiểu dáng xinh xắn.

Chị Thiên Ân được giáo viên hướng dẫn nhào bột.

Chị Thiên Ân được giáo viên hướng dẫn nhào bột.

Cầm trên tay chiếc bánh có kích thước nhỏ với hình con thỏ, chị Thu Trà, tỉnh Bình Dương không nỡ ăn. Cô gái chia sẻ: “Em không ngờ làm một chiếc bánh tốn nhiều công sức như vậy, nhìn đơn giản nhưng bắt tay vào làm mới thấy cầu kỳ. Tuy nhiên, làm bánh giúp em rèn luyện sự tập trung, tính kiên nhẫn, quên đi những căng thẳng và háo hức với sản phẩm mình làm ra. Em đem bánh về tặng người thân xem như là quà Trung thu sớm”.

Chị Thiên Ân và Thu Trà với thành phẩm của mình sau khi được học làm bánh Trung thu phong cách Nhật.

Chị Thiên Ân và Thu Trà với thành phẩm của mình sau khi được học làm bánh Trung thu phong cách Nhật.

Bánh trước khi tạo hình, bột phải được nhào thật dẻo.

Bánh trước khi tạo hình, bột phải được nhào thật dẻo.

Bánh Wagashi có nhân được làm từ nhân đậu đỏ, bột nếp, đường. Nhân trà xanh, tạo cốt từ đậu xanh, bột trà xanh, đường trắng. Ngoài 2 nhân truyền thống của Nhật Bản, có thể sử dụng nhân đậu xanh, đậu trắng...

Bánh Wagashi có nhân được làm từ nhân đậu đỏ, bột nếp, đường. Nhân trà xanh, tạo cốt từ đậu xanh, bột trà xanh, đường trắng. Ngoài 2 nhân truyền thống của Nhật Bản, có thể sử dụng nhân đậu xanh, đậu trắng...

Chị Linh Vy chia sẻ, mùa Trung thu năm nay bánh Wagashi được ưa chuộng vì không dùng phụ gia, chất bảo quản và đặc biệt màu sắc đều được làm từ nguyên liệu thiên nhiên. “Không chỉ bạn thanh niên mà gia đình có trẻ nhỏ cũng rất thích hoạt động làm bánh này. Mọi người có thời gian gắn kết bên nhau, tạo kỷ niệm đẹp và mang về nhà một món quà đặc biệt”.

Chị Vy cho biết, trong quá trình hướng dẫn học viên làm bánh, chị tỉ mỉ chọn nguyên liệu, chú trọng chất lượng bánh làm ra vừa an toàn, vừa thơm ngon, đẹp mắt. Vì mỗi sản phẩm dù lớn hay nhỏ cũng thể hiện tấm lòng của người tạo ra nó.

Khâu đặc biệt nhất trong quá trình làm bánh là lúc tạo hình. Mọi chi tiết đều dược làm thủ công bằng tay, không sử dụng khuôn đúc như các loại bánh thông thường. 

Khâu đặc biệt nhất trong quá trình làm bánh là lúc tạo hình. Mọi chi tiết đều dược làm thủ công bằng tay, không sử dụng khuôn đúc như các loại bánh thông thường. 

Đường nét hoa văn, họa tiết là đặc điểm quan trọng của bánh kiểu Wagashi. Chúng được làm khá tỉ mẩn, người thực hiện cũng phải hiểu được tinh thần của loại bánh truyền thống Nhật Bản nổi tiếng này.

Đường nét hoa văn, họa tiết là đặc điểm quan trọng của bánh kiểu Wagashi. Chúng được làm khá tỉ mẩn, người thực hiện cũng phải hiểu được tinh thần của loại bánh truyền thống Nhật Bản nổi tiếng này.

Chị Vy cho biết, học làm bánh Trung thu hiện nay được nhiều người yêu thích. Mỗi lớp học chỉ nhận khoảng 3 đến 6 người tham gia và làm bánh với số lượng ít, nên việc chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Nét độc đáo của bánh Wagashi đang được các bạn trẻ ưa chuộng vì thông qua cách làm bánh có thể rèn luyện được tính kiên nhẫn và tỉ mỉ.

Nét độc đáo của bánh Wagashi đang được các bạn trẻ ưa chuộng vì thông qua cách làm bánh có thể rèn luyện được tính kiên nhẫn và tỉ mỉ.

Dụng cụ để tạo nên những chiếc bánh Wagashi luôn phải được vệ sinh trước khi sử dụng.

Dụng cụ để tạo nên những chiếc bánh Wagashi luôn phải được vệ sinh trước khi sử dụng.

Khác với bánh Trung thu truyền thống, bánh Wagashi có thể thưởng thức ngay sau khi sử dụng và chỉ có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong 1 tuần. Còn bánh Trung thu truyền thống thì đợi 1 đến 2 ngày sau mới có thể thưởng thức và có thể bảo quản trong vòng 1 tháng.

Bánh Wagashi được tạo hình thành chiếc lồng đèn Trung thu.

Bánh Wagashi được tạo hình thành chiếc lồng đèn Trung thu.

Từng công đoạn làm bánh luôn phải được thực hiện tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Từng công đoạn làm bánh luôn phải được thực hiện tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Bánh Wagashi không có khuôn mẫu nhất định, tùy thuộc vào sự sáng tạo của người làm bánh.

Bánh Wagashi không có khuôn mẫu nhất định, tùy thuộc vào sự sáng tạo của người làm bánh.

Khi nói về Wagashi thì người Nhật thường nghĩ đến 'nghệ thuật của 5 giác quan' bởi từng chiếc bánh Wagashi được tạo ra đều có khả năng đánh thức 5 giác quan của người thưởng thức như: Thị giác (nhìn ngắm), thính giác (nghe tên gọi), xúc giác (sờ cảm nhận), khứu giác (ngửi mùi hương), vị giác (ăn và cảm nhận).

Khi nói về Wagashi thì người Nhật thường nghĩ đến “nghệ thuật của 5 giác quan” bởi từng chiếc bánh Wagashi được tạo ra đều có khả năng đánh thức 5 giác quan của người thưởng thức như: Thị giác (nhìn ngắm), thính giác (nghe tên gọi), xúc giác (sờ cảm nhận), khứu giác (ngửi mùi hương), vị giác (ăn và cảm nhận).

Có rất nhiều loại bánh Wagashi khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chính của Wagashi vẫn thường có bột gạo, bột đậu đỏ hoặc bột đậu trắng và đường. Trong đó, thành phần đậu đỏ là rất quan trọng bởi đối với văn hóa Nhật Bản thì đậu đỏ có tác dụng xua đuổi ma quỷ, bệnh tật và là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng.

Có rất nhiều loại bánh Wagashi khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chính của Wagashi vẫn thường có bột gạo, bột đậu đỏ hoặc bột đậu trắng và đường. Trong đó, thành phần đậu đỏ là rất quan trọng bởi đối với văn hóa Nhật Bản thì đậu đỏ có tác dụng xua đuổi ma quỷ, bệnh tật và là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng.

Wagashi vốn là nét văn hóa ẩm thực truyền thống và rất lâu đời ở Nhật Bản. Đây là tên gọi chung cho các loại bánh ngọt và thường được sử dụng ăn kèm trong các buổi tiệc trà của người Nhật.

Điểm chung của các món bánh Wagashi là đều được trình bày rất đẹp mắt, nên người Nhật lẫn các nước trên thế giới không chỉ đơn thuần xem đây là một món ăn, mà còn là một đỉnh cao nghệ thuật độc đáo. Do có thể sáng tạo trong việc tạo hình, nên ở Việt Nam, nhiều người đã coi Wagashi là một trong những loại bánh để tặng cho gia đình hoặc người thân trong dịp Trung thu.

Sau bão số 3, nước bủa vây nhiều xã miền Tây Nghệ An

Sau bão số 3, nước bủa vây nhiều xã miền Tây Nghệ An

Ảnh 10:50

Nghệ An Sau bão số 3, hồ thủy điện bản Vẽ mở cửa xả, nhiều xã miền Tây Nghệ An vẫn ngập trong biển nước. Ghi nhận của Phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường.

Tiểu sử quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng

Tiểu sử quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng

Ảnh 20:22

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Hơn 1.700 người cùng nhiều phương tiện diễn tập chữa cháy, cứu hộ cứu nạn

Hơn 1.700 người cùng nhiều phương tiện diễn tập chữa cháy, cứu hộ cứu nạn

Ảnh 20:46

Huế Buổi diễn tập huy động hơn 1.700 người tham gia, qua đó nâng cao nhận thức và kỹ năng về chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, hỗ trợ nhà ở tại Trạm Tấu, Hạnh Phúc

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, hỗ trợ nhà ở tại Trạm Tấu, Hạnh Phúc

Ảnh 11:12

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, trao kinh phí xây nhà cho hộ nghèo xã Trạm Tấu, xã Hạnh Phúc (Lào Cai), hỗ trợ 20 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 1,2 tỷ đồng.

Cận cảnh dây chuyền đóng hộp giấy rau quả trị giá 4 triệu USD của Doveco

Cận cảnh dây chuyền đóng hộp giấy rau quả trị giá 4 triệu USD của Doveco

Ảnh 11:09

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) vừa khánh thành dây chuyền hộp giấy cho hoa quả đầu tiên tại Việt Nam, trị giá 4 triệu USD.

Danh sách Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố

Danh sách Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố

Ảnh 10:40

Báo Nông nghiệp và Môi trường xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả danh sách các Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Xem thêm

Bình luận mới nhất