| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát cadimi giữ sạch sầu riêng xuất khẩu

Thứ Ba 27/05/2025 , 09:51 (GMT+7)

ĐBSCL Cadimi tồn dư trong đất và phân bón đe dọa trái sầu riêng xuất khẩu. Công ty Sitto Việt Nam đề xuất giải pháp kiểm soát dư lượng cadimi nhằm bảo vệ chất lượng, an toàn thực phẩm.

Cadimi – “kẻ xâm lăng” từ đất và phân bón

Sầu riêng là loại trái cây có giá trị xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam, đang đối mặt với thách thức lớn từ kim loại nặng cadimi (Cd). Vấn đề không chỉ đe dọa đến chất lượng nông sản, sức khỏe người tiêu dùng, mà còn tiềm ẩn nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu chủ lực nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời và triệt để. Chính vì vậy, Công ty Sitto Việt Nam cung cấp thông tin này cho người trồng sầu riêng hiểu rõ nguồn gốc, cơ chế hấp thu và giải pháp xử lý Cd để không đánh mất thị trường tỷ đô này.

Sầu riêng canh tác liên vụ, trái vụ và sử dụng lượng lớn phân bón là nguyên nhân dẫn đến dư lượng Cd. Ảnh: Minh Quốc.

Sầu riêng canh tác liên vụ, trái vụ và sử dụng lượng lớn phân bón là nguyên nhân dẫn đến dư lượng Cd. Ảnh: Minh Quốc.

Cd là một kim loại nặng có trong tự nhiên, chủ yếu tồn tại dưới dạng tạp chất trong đá phosphate – nguyên liệu chính sản xuất phân Lân (SSP, DAP, MAP, TSP, …) hoặc NPK có thành phần phốt pho từ nguồn đá có Cd cao sẽ đưa Cd vào đất. Khi sử dụng lâu dài, Cd tích tụ trong đất ở dạng liên kết. Khi đất chua (pH<5.5), Cd chuyển thành dạng hòa tan, cây hấp thu rất dễ qua rễ và tích tụ trong các bộ phận như thân, lá và đặc biệt là trái, mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Các vùng chuyên canh sầu riêng như Cai Lậy (Tiền Giang), Chợ Lách (Bến Tre), Krông Pắc (Đắk Lắk) thường canh tác liên vụ, trái vụ, sử dụng lượng phân bón lớn để nuôi cây. Thực tế cho thấy dư lượng Cd trong trái sầu riêng có thể vượt ngưỡng cho phép nếu không kiểm soát tốt phân bón và đất, khiến trái sầu riêng không còn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của thị trường quốc tế.

Trung Quốc siết chặt kiểm soát Cd trên sầu riêng

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam. Từ cuối năm 2024, Trung Quốc yêu cầu 100% lô sầu riêng Việt Nam (và cả Thái Lan) phải có giấy kiểm nghiệm Cd và “vàng ô” mới được thông quan. Chính sách kiểm tra 100% lô hàng khiến nhiều container sầu riêng Việt bị phát hiện vượt ngưỡng cho phép, buộc phải trả về hoặc tiêu hủy tại chỗ.

Giá thu mua sầu riêng lao dốc chỉ còn 30-40 nghìn đồng/kg (giảm gần 50% so với cùng kỳ). Việc này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng cho nông dân và doanh nghiệp mà còn làm giảm niềm tin của đối tác quốc tế vào chất lượng sầu riêng Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ Thái Lan, Philippines, Malaysia...

Kiến nghị và giải pháp cho người trồng sầu riêng

Người trồng sầu riêng cần chủ động kiểm soát Cd từ đất và phân bón. Lựa chọn sử dụng phân bón và giải pháp hỗ trợ từ đơn vị uy tín như Sitto Việt Nam là hướng đi bền vững, an toàn và dễ thực hiện ngay tại vườn.

Cân bằng độ pH đất chuẩn: Sử dụng chất cải tạo đất như Ultra-Green, vôi định kỳ để duy trì độ pH chuẩn từ 6-7, giảm khả năng Cd chuyển sang dạng dễ hòa tan, giảm hơn 70% Cd được cây hấp thu.

Kỹ thuật Sitto kiểm tra pH vườn sầu riêng sau khi sử dụng Ultra-Green nâng pH, giảm sự hấp thu Cd vào cây. Ảnh: Minh Quốc.

Kỹ thuật Sitto kiểm tra pH vườn sầu riêng sau khi sử dụng Ultra-Green nâng pH, giảm sự hấp thu Cd vào cây. Ảnh: Minh Quốc.

Kiểm tra và chọn phân bón đạt tiêu chuẩn: không sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc, không có cam kết về hàm lượng kim loại nặng. Yêu cầu nhà sản xuất cung cấp chứng nhận hàm lượng kim loại nặng cho phân bón.

Bổ sung chất hữu cơ sinh học: Sử dụng Fulvix/Sitto Humic hoặc chitosan giúp cố định Cd trong đất, hạn chế cây hút lên trái.

Dùng vi sinh Bacillus cereus cố định Cd: Sitto khuyến nghị dùng chế phẩm Bacillus có khả năng hấp phụ và bất hoạt Cd trong vùng rễ, ngăn cây hấp thu.

Bổ sung zeolite: sử dụng khoáng Volcanic Zeolite, hợp chất khoáng được khai thác từ núi lửa, có cấu trúc ổn định đa chiều rỗng như màng lọc với nhiều lỗ xốp giúp giữ lại ion Cd bằng trao đổi ion và giúp cải tạo đất, tạo môi trường sống cho vi sinh có lợi.

Tăng cường kiến thức trồng sầu riêng: Trang bị kiến thức về kỹ thuật canh tác an toàn, sử dụng phân bón bền vững, nâng cao nhận thức về mối nguy Cd.

Mỗi giải pháp trên đều hướng đến hành động cụ thể, kết hợp áp dụng nhiều biện pháp cùng lúc sẽ càng mang lại hiệu quả cao nhất. Tóm lại, người trồng sầu riêng cần chủ động kiểm soát Cd từ đất và phân bón để bảo đảm hạ thấp dư lượng Cd trong trái, bảo vệ lợi ích kinh tế, sức khỏe cộng đồng và ổn định đầu ra bền vững cho nông sản này.

Xem thêm
Những phương pháp xử lý đất nhiễm Cadimi

Ô nhiễm Cadimi (Cd) trong đất đã trở thành vấn đề môi trường nghiêm trọng trên toàn cầu, Cd được xếp là một trong những kim loại nặng di động nhất trong môi trường.

ANSARON 500SC - Thuốc trừ cỏ cho ruộng mía, khoai mì, cà phê

Thuốc trừ cỏ Ansaron 80WP dạng bột từ lâu đã được bà con nông dân tin tưởng sử dụng hiệu quả trên các ruộng mía, khoai mì và cà phê...

Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025

Tập đoàn Mavin vào Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025 nhờ loạt sáng kiến xanh, chuyển đổi số và mô hình nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm

ĐBSCL EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm hiện nay, làm cho nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng. 

Bình luận mới nhất