Khám phá cây 1.100 tuổi đặc biệt quý hiếm trong Vườn quốc gia Bidoup
Thứ Hai 12/12/2022 , 11:15 (GMT+7)Cây thông 2 lá dẹt 1.100 năm tuổi đặc biệt quý hiếm được người K'ho, người Cil, Lạch gọi tên là cây 'thần linh'. Cây có đường kính thân 6-7 người ôm mới xuể.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) có tổng diện tích trên 70.000ha, giáp các tỉnh Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Đây cũng là Vườn có diện tích tương đương với quốc đảo Singapore.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có cảnh quan đa dạng sinh học và giá trị, được coi là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Vườn cũng là khu vực được ưu tiên bảo vệ số 1 (SA3) trong chương trình bảo tồn các dãy núi chính Nam Trường Sơn.

Ông Nguyễn Lương Minh, Phó giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cho biết, Vườn có sự đa dạng sinh học kết hợp cùng các giá trị văn hóa, cảnh quan đặc biệt như đỉnh núi Bidoup, Langbiang, hồ Đankia - Đà Lạt, rừng thông, thác nước trên sông K’Rông Nô, khu rừng thông hai lá dẹt đại cổ thụ, khu rừng nguyên sinh Núi Hòn giao… Do vậy, Vườn có tiềm năng và lợi thế lớn trong phát triển hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường rừng.

Một khóm nấm linh chi cổ cò được tìm thấy dưới tán rừng ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Những năm gần đây, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đã tổ chức hàng loạt tuyến du lịch dã ngoại, khám phá cùng nhiều hoạt động nghiên cứu, bảo tồn.

Năm 2022, thống kê đến thời điểm hiện tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đã đón khoảng 6.500 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu.

Theo thống kê, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có khoảng 2.077 loài thực vật có mạch, 131 loài thú, 304 loài chim, 15 loài hạt trần, 302 loài lan…

Hiện nay, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là một trong 221 vùng chim quan trọng của thế giới và đây cũng là nơi được mệnh danh "vương quốc của các loài hoa lan". Vườn cũng là vùng lõi của Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang và là vườn di sản ASIAN.

Hiện nay, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đang phát triển du lịch khám phá, nghiên cứu và giáo dục môi trường đến khu quần thể thông 2 lá dẹt đặc biệt quý hiếm. Đây là khu vực có hàng trăm cây thông 2 lá dẹt có độ tuổi từ 500 - 1.100 năm tuổi.

Đặc biệt nơi đây có cây thông 2 lá dẹt khoảng 1.100 tuổi nằm ở khu vực rừng cấm của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, thuộc địa phận hành chính huyện Đam Rông (Lâm Đồng). Ông Nguyễn Lương Minh, Phó giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cho biết các chuyên gia đã xác định bằng các nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ.

Cũng theo ông Minh và các cán bộ kiểm lâm, cây thông 2 lá dẹt 1.100 năm tuổi này được người dân tộc K'ho, Cil, Lạch gọi là cây thần linh. "Trong cuộc sống cộng đồng người K'ho, Cil, Lạch ở địa phương, cây thông 1.100 năm tuổi là nơi các vị thần trú ngụ. Cây không được xâm phạm và dân làng luôn tìm cách bảo vệ", ông Nguyễn Lương Minh chia sẻ.

Ông Trần Văn Tỉnh, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Cổng trời, đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ quần thể thông 2 lá dẹt cho biết. Cây "thần linh" 1.100 năm tuổi có chiều cao trên 30m, tán rộng, đường kính thân trên 3m. "Cây 'thần linh' vươn lên trên tán rừng, có thân to và phải 6 - 7 người mới ôm trọn".

Trên thân cây 'thần linh' 1.100 năm tuổi mọc đầy rong rêu và các loại phong lan.

Theo ông Trần Văn Tỉnh, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Cổng trời, đơn vị đã lên kế hoạch nghiêm ngặt để bảo vệ rừng. Đặc biệt, đối với cây 'thần linh' 1.100 tuổi và quần thể thông 2 lá dẹt quý hiếm, đơn vị tổ chức quản lý bằng công nghệ số hóa, kết hợp tuần tra, kiểm soát thường xuyên.

Trải qua nghìn năm lịch sử, phần gốc của cây thông 2 lá dẹt 1.100 tuổi lan rộng ra một khoảng rừng rộng lớn. Ở gốc cây này cũng hình thành lớp mùn tơi xốp trên 1m.

Ông Trương Quang Cường, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới (Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà) cho biết, thông 2 lá dẹt là loài quý hiếm và là loài khó di thực. Hiện nay, Vườn đang tổ chức bảo tồn, thực hiện các biện pháp để phát triển những cây con tự mọc dưới tán rừng.

Ông Nguyễn Lương Minh, Phó giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cho biết, những cây thông 2 lá dẹt mới mọc dưới tán rừng, lực lượng kiểm lâm đã đánh số và thực hiện theo dõi nghiêm ngặt.

Tiểu sử quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Hơn 1.700 người cùng nhiều phương tiện diễn tập chữa cháy, cứu hộ cứu nạn
Huế Buổi diễn tập huy động hơn 1.700 người tham gia, qua đó nâng cao nhận thức và kỹ năng về chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, hỗ trợ nhà ở tại Trạm Tấu, Hạnh Phúc
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, trao kinh phí xây nhà cho hộ nghèo xã Trạm Tấu, xã Hạnh Phúc (Lào Cai), hỗ trợ 20 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 1,2 tỷ đồng.

Cận cảnh dây chuyền đóng hộp giấy rau quả trị giá 4 triệu USD của Doveco
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) vừa khánh thành dây chuyền hộp giấy cho hoa quả đầu tiên tại Việt Nam, trị giá 4 triệu USD.

Danh sách Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố
Báo Nông nghiệp và Môi trường xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả danh sách các Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hãi hùng phế phẩm động vật đổ tràn lan giữa lòng thành phố Vinh
Phế phẩm động vật như đầu trâu, đầu bò, nội tạng… chất đống tại một điểm tập kết của thành phố Vinh, ruồi nhặng ken đặc cả một vùng.