| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh tháo dỡ cơ sở băm dăm trái phép

Thứ Năm 10/04/2025 , 06:41 (GMT+7)

Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, hầu hết cơ sở băm dăm trái phép đã ngừng hoạt động, tháo dỡ dây chuyền máy móc.

Sau khi lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân để cho nhiều cơ sở băm dăm hoạt động trái phép, tính đến nay, hầu hết các cơ sở bị “điểm mặt chỉ tên” đã chấp hành quy định, dừng hoạt động, tháo dỡ dây chuyền máy móc.

Công ty Hoài Luyến, huyện Hương Sơn đã chấm dứt hoạt động, tháo dỡ máy móc băm dăm trái phép. Ảnh: Hưng Phúc.

Công ty Hoài Luyến, huyện Hương Sơn đã chấm dứt hoạt động, tháo dỡ máy móc băm dăm trái phép. Ảnh: Hưng Phúc.

Cụ thể, cơ sở chế biến gỗ rừng trồng ở thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Hoài Luyến chấm dứt hoạt động vào cuối tháng 2/2025. Công ty này lắp đặt dân chuyền băm dăm trên đất ở, đất vườn của một hộ gia đình tại xã Sơn Tây với diện tích 1.000m2; không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, mục đích sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận; không có hồ sơ đánh giá tác động môi trường và các thủ tục liên quan theo quy định.

Hoạt động sản xuất trái phép của doanh nghiệp Hoài Luyến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến những hộ dân xung quanh. Chính quyền xã Sơn Tây cũng đã nhiều lần lập biên bản đình chỉ hoạt động nhưng chủ cơ sở vẫn không chấp hành.

Tương tự, cơ sở chế biến gỗ dăm của bà Nguyễn Thị Mai Hà được xây dựng trên vùng đất thuê lại của một hộ dân thôn Sông Con, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn với diện tích 3.500m2. Mặc dù không nằm trong vùng quy hoạch được phép xây dựng cơ sở sản xuất chế biến, không có đánh giá tác động môi trường nhưng bà Mai Hà vẫn thuê người lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất gỗ dăm từ tháng 4/2024 đến cuối tháng 2/2025. UBND xã Quang Diệm nhiều lần lập biên bản đình chỉ hoạt động, đồng thời xử phạt hành chính nhưng cơ sở này vẫn lén lút sản xuất khiến người dân hết sức bức xúc.

Đồng thời di dời sản phẩm băm dăm, trả lại nguyên trạng môi trường tại khu vực. Ảnh: Hưng Phúc.

Đồng thời di dời sản phẩm băm dăm, trả lại nguyên trạng môi trường tại khu vực. Ảnh: Hưng Phúc.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo bằng nhiều văn bản yêu cầu huyện Hương Sơn khẩn trương xử lý dứt điểm các cơ sở băm dăm hoạt động không phép trên địa bàn.

“Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, chúng tôi đã yêu cầu 2 cơ sở tháo dỡ hệ thống dây chuyền máy móc và di dời ra khỏi khu vực sản xuất trước ngày quy định của tỉnh (20/3/2025). Hiện trên địa bàn không còn cơ sở hoạt động băm dăm trái phép”, lãnh đạo huyện Hương Sơn nói.

Tại huyện Hương Khê, theo ông Phan Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện, việc đình chỉ hoạt động các cơ sở băm dăm trái phép trên địa bàn huyện làm rốt ráo, song một số cơ sở vẫn lén lút hoạt động về đêm. Từ giữa tháng 3/2025, huyện đã yêu cầu UBND các xã Gia Phố, Hương Long, Hương Bình thực hiện kiểm điểm nghiêm túc, nhận trách nhiệm và rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác quản lý nhà nước về đất đai khi để các cơ sở băm dăm hoạt động trái phép trong thời gian dài. Phía huyện cũng nhận khuyết điểm, trách nhiệm khi để thực trạng này tồn tại.

“Bằng nhiều giải pháp, đến ngày 9/4/2025 có 4/5 cơ sở băm dăm hoạt động trái phép đã chấp hành dừng hoạt động, tháo dỡ máy móc, gồm: hộ ông Hoàng Duy Viết, xã Hà Linh; Công ty TNHH Nam Long (cơ sở Nguyễn Đức Thiện), xã Phúc Trạch; Công ty TNHH TM và DV Trà My, xã Hương Bình và Công ty TNHH Hoàng Sơn Hải, xã Hương Long. Riêng Công ty Dịch vụ thương mại Ngàn Phố, đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và thuê đất để thực hiện dự án nên đang chờ các Sở ngành cấp tỉnh cho phép điều chỉnh dự án, trong đó có hạng mục chế biến gỗ rừng trồng”, ông Phan Kỳ thông tin với Báo Nông nghiệp và Môi trường.

Dây chuyền chế biến gỗ của Công ty Ngàn Phố, huyện Hương Khê dừng hoạt động, chờ hoàn tất thủ tục pháp lý theo quy định. Ảnh: Hưng Phúc.

Dây chuyền chế biến gỗ của Công ty Ngàn Phố, huyện Hương Khê dừng hoạt động, chờ hoàn tất thủ tục pháp lý theo quy định. Ảnh: Hưng Phúc.

Ngoài các địa phương trên, thực hiện “lệnh cấm” của UBND tỉnh, hiện tất cả các cơ sở băm dăm hoạt động trái phép tại huyện Vũ Quang, Đức Thọ cũng đã ngừng hoạt động, tháo dỡ máy móc như: cơ sở băm dăm của Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu thuộc Công ty cổ phần gỗ Phượng Nguyên Bắc miền Trung, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ); cơ sở 2 của Công ty TNHH Lê Tăng và Nhà máy gỗ MDF Thanh Thành Đạt, xã Thọ Điền (Vũ Quang)…

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm: Đá 'quả bóng trách nhiệm'

HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết vướng mắc tại các dự án lớn

Thủ tướng vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết vướng mắc các dự án lớn đang tồn đọng.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.