| Hotline: 0983.970.780

“Cú đấm thép” không mạnh!

Thứ Hai 12/12/2011 , 10:12 (GMT+7)

Hội nghị sơ kết mô hình tập đoàn, TCty Nhà nước vừa diễn ra cuối tuần qua đã một lần nữa chỉ rõ, mô hình DNNN này, hay vẫn được gọi với cái tên mạnh mẽ, “cú đấm thép” của nền kinh tế, còn nhiều nhược điểm.

Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, tổng số vốn đầu tư ngoài ngành của khu vực kinh tế này chẳng hề nhỏ: 22,59 nghìn tỷ đồng, trong đó, có 6 tập đoàn, TCty đầu tư trên mức 1 nghìn tỷ đồng/đơn vị. Riêng “anh cả đỏ” PVN (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) nhiều tiền nhất đầu tư ngoài ngành tới gần 7 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,76% vốn điều lệ. “Quả đấm thép” EVN kêu than lỗ vốn, đòi hỏi phải tăng giá điện đợt hai trong năm nhưng vẫn đầu tư ngoài lĩnh vực chính 2,1 nghìn tỷ đồng (2,8% vốn điều lệ).

Điều đáng chú ý ở chỗ, mặc dù lĩnh vực tài chính – ngân hàng, chứng khoán và bất động sản đã được nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo là nhạy cảm, rủi ro cao, nhưng hầu hết vốn đầu tư ngoài ngành của những “cú đấm thép” đều tập trung vào đây. Đã có hơn 10,7 nghìn tỷ đồng được 13 tập đoàn, TCty rót tiền vào các lĩnh vực trên mà nhiều nhất là PVN với 5,626 nghìn tỷ đồng.

Trong khi thị trường chứng khoán ảm đạm, nhiều nhà đầu tư tháo chạy thì một số tập đoàn, TCty vẫn bỏ vốn vào với số tiền 1,3 nghìn tỷ đồng. Có 8 đơn vị đầu tư vào bất động sản, khu công nghiệp, xây lắp với số vốn 3,7 nghìn tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là Tập đoàn Công nghiệp cao su với số tiền 1,5 nghìn tỷ đồng.

Có thể với từng tập đoàn, TCty, số vốn đầu tư nói trên chưa vượt quá tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành trên tổng vốn của DN mà Chính phủ cho phép hiện nay (30%), nhưng trong bối cảnh hầu hết những lĩnh vực ngoài ngành mà các tập đoàn, TCty đã và đang rót vốn khá ảm đạm thì việc tiếp tục đầu tư trái ngành, nghề khó tránh khỏi những rủi ro nhất định. Và, kết quả sản xuất, kinh doanh tồi tệ ở một số DN thuộc khu vực kinh tế này thời gian qua phải chăng cũng có phần do không tập trung vốn, không tập trung cho cái “lõi” của mình mà đem tiền, của mạo hiểm đầu tư sang ngành khác?

Nhìn vào thực tế đầu tư ở những “cú đấm thép”, người ta hoàn toàn có lý do để lo ngại tiền Nhà nước, vốn được rót vào đây không phải nhỏ, tỏ ra không hiệu quả. Khi tiền đầu tư không hiệu quả, thì đương nhiên là hệ lụy sẽ xảy ra. Sự đổ vỡ của Vinashin khiến cho tiền của Nhà nước trôi theo những con tàu là một bài học chúng ta chưa thể quên.

Xem thêm
TP.HCM tổng kiểm tra ngành hàng sữa sau vụ sữa giả

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổng kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành hàng sữa và các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt từ nay đến 30/5.

Vận hành xe điện 4 bánh theo mô hình hợp tác xã

Đó là phương án được tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu nhằm đưa xe điện 4 bánh hoạt động trong khu du lịch Thiên Cầm chạy đúng tua tuyến, đảm bảo theo quy định.

PAN Group giữ vững đà tăng trưởng, đặt nền móng phát triển bền vững

Thuế quan Mỹ không ảnh hưởng nhiều đến PAN Group nhờ sự chuẩn bị sớm, trong khi nông nghiệp phục hồi tiếp tục tạo động lực tăng trưởng lợi nhuận.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.