| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia Nhật tỉ mỉ kiểm tra quy trình tiệt trùng quả vải thiều

Thứ Năm 18/06/2020 , 08:27 (GMT+7)

Chuyên gia người Nhật cùng đại diện Cục BVTV, Sở NN-PTNT Bắc Giang tìm hiểu từng công đoạn khử trùng quả vải tại Công ty XNK Toàn cầu ở Lục Ngạn.

Theo quy định của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF), chuyên gia về kiểm dịch thực vật Nhật Bản phải trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch cũng như xử lý từng lô vải xuất khẩu. (Trong ảnh: Khu vực xử lý khử trùng vải bằng methyl bromide của Công ty XNK Toàn cầu tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang).

Theo quy định của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF), chuyên gia về kiểm dịch thực vật Nhật Bản phải trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch cũng như xử lý từng lô vải xuất khẩu. (Trong ảnh: Khu vực xử lý khử trùng vải bằng methyl bromide của Công ty XNK Toàn cầu tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang).

Sáng 17/6, ông Takayama Shigeaki, chuyên gia đại diện cho phía Nhật Bản đến khu vực xử lý này để kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống trước khi chấp nhận cho vải thiều được xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản.

Sáng 17/6, ông Takayama Shigeaki, chuyên gia đại diện cho phía Nhật Bản đến khu vực xử lý này để kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống trước khi chấp nhận cho vải thiều được xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản.

Theo chia sẻ của đại diện Công ty XNK Toàn cầu, vải được thu hái từ các vùng trồng đã được cấp mã, sau đó lựa chọn theo đúng kích thước, màu sắc, độ chín và đặc biệt là không được nứt vỏ. Tiếp theo, vải được ngâm nước lạnh 5-7 độ C trong 7 phút trước khi vào khu vực làm sạch.

Theo chia sẻ của đại diện Công ty XNK Toàn cầu, vải được thu hái từ các vùng trồng đã được cấp mã, sau đó lựa chọn theo đúng kích thước, màu sắc, độ chín và đặc biệt là không được nứt vỏ. Tiếp theo, vải được ngâm nước lạnh 5-7 độ C trong 7 phút trước khi vào khu vực làm sạch.

Quá trình làm sạch được thực hiện bằng axit citric loãng (pH = 3) rồi đưa vào khu vực hong khô bằng gió trước khi đưa vào xông hơi, khử trùng bằng methyl bromide, quá trình này nhằm xử lý đối tượng kiểm dịch thực vật là ruồi đục quả.

Quá trình làm sạch được thực hiện bằng axit citric loãng (pH = 3) rồi đưa vào khu vực hong khô bằng gió trước khi đưa vào xông hơi, khử trùng bằng methyl bromide, quá trình này nhằm xử lý đối tượng kiểm dịch thực vật là ruồi đục quả.

Cuối cùng, quả vải tiệt trùng sẽ được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu Nhật Bản. Các thùng vải sau đó được đưa vào container lạnh xuất đi thị trường Nhật Bản hoặc bảo quản trong kho lạnh 5 độ C.

Cuối cùng, quả vải tiệt trùng sẽ được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu Nhật Bản. Các thùng vải sau đó được đưa vào container lạnh xuất đi thị trường Nhật Bản hoặc bảo quản trong kho lạnh 5 độ C.

Ông Takayama cùng đại diện Cục BVTV kiểm tra bên trong buồng xông và khử trùng methyl bromide cho vải thiều.

Ông Takayama cùng đại diện Cục BVTV kiểm tra bên trong buồng xông và khử trùng methyl bromide cho vải thiều.

Hệ thống khử trùng vải thiều tại Công ty XNK Toàn cầu do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghiệp sau thu hoạch thiết kế và chế tạo, được chuyên gia Nhật đánh giá cao vì tất cả các khâu kỹ thuật, trang thiết bị và kỹ năng vận hành đều đáp ứng, thậm chí vượt yêu cầu của chuyên gia.

Hệ thống khử trùng vải thiều tại Công ty XNK Toàn cầu do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghiệp sau thu hoạch thiết kế và chế tạo, được chuyên gia Nhật đánh giá cao vì tất cả các khâu kỹ thuật, trang thiết bị và kỹ năng vận hành đều đáp ứng, thậm chí vượt yêu cầu của chuyên gia.

'Các thiết bị đều hiện đại và có thể đáp ứng được các yêu cầu được đặt ra. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý hơn trong khâu đóng gói. Đảm bảo quả vải không bị dập trong quá trình di chuyển', chuyên gia Nhật chia sẻ.

"Các thiết bị đều hiện đại và có thể đáp ứng được các yêu cầu được đặt ra. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý hơn trong khâu đóng gói. Đảm bảo quả vải không bị dập trong quá trình di chuyển", chuyên gia Nhật chia sẻ.

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Chuẩn bị mọi kịch bản 'ứng phó' với hoàn lưu bão số 3

Sơn La Ông Nguyễn Thành Công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp ứng phó hoàn lưu bão số 3.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất