| Hotline: 0983.970.780

Xóm 'cà ràng' ngày đêm đỏ lửa

Thứ Tư 12/02/2025 , 10:34 (GMT+7)

Hơn 50 năm qua, xóm cà ràng ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân (An Giang) hàng ngày đỏ lửa nung hàng nghìn chiếc cà ràng (bếp lò) mang đi tiêu thụ cả vùng ĐBSCL.

Giữa vùng đất phù sa màu mỡ ven sông Tiền, xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, có một làng nghề hơn nửa thế kỷ gắn bó với đất sét và lửa - nghề làm lò đất (cà ràng). Dù thời gian trôi qua, những người thợ nơi đây vẫn kiên trì giữ gìn nét văn hóa truyền thống, để từng chiếc bếp đơn sơ tiếp tục giữ lửa trong bữa cơm của người miền Tây.

Dọc theo các con sông lớn như sông Hậu, sông Tiền, nhiều làng nghề truyền thống hình thành và phát triển. Riêng xã Phú Thọ từ lâu đã được mệnh danh là “xứ sở cà ràng”, nơi sản xuất ra hàng nghìn chiếc bếp lò đất mỗi năm, phục vụ nhu cầu của người dân trong và ngoài nước.

Theo nhiều người miền Tây, “cà ràng” là cách đọc chệch từ tiếng Khmer, có nghĩa là bếp lò. Loại bếp này có thiết kế đơn giản nhưng rất tiện dụng, phù hợp với thói quen nấu nướng bằng củi của người dân. Dù bếp gas, bếp điện đã trở nên phổ biến, nhưng ở nhiều tỉnh miền Tây, cà ràng vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong căn bếp gia đình.

Để làm ra một chiếc cà ràng, người thợ phải tỉ mỉ qua nhiều công đoạn, từ chọn đất, nhào nặn, tạo hình đến phơi khô và nung lửa. Đất sét làm cà ràng được mua từ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, có độ dẻo cao và kết cấu chắc chắn. Giá đất khoảng 1 - 1,3 triệu đồng/m³, mỗi mét khối có thể làm từ 40 - 50 chiếc cà ràng cỡ lớn.

Sau khi được tạo hình, các sản phẩm sẽ được mang phơi nắng trong nhiều ngày trước khi đem vào lò nung. Người thợ dùng trấu làm chất đốt, giữ lửa trong vài chục tiếng đồng hồ để sản phẩm đạt độ cứng và có màu đỏ cam đặc trưng.

Ông Lê Thanh Hùng (55 tuổi), một người thợ lành nghề ở xã Phú Thọ, cho biết: “Trước đây, ba tôi làm nghề này, giờ ông lớn tuổi nên tôi tiếp tục. Nghề làm cà ràng tuy vất vả nhưng tôi không nỡ bỏ, vì đây là nghề cha ông để lại”.

Hiện tại, xã Phú Thọ còn khoảng 40 hộ theo nghề làm cà ràng. Dù số lượng đã giảm so với trước, nhưng những người còn gắn bó với nghề đều làm bằng cả tâm huyết. Mỗi ngày, một thợ lành nghề có thể làm hơn 20 chiếc cà ràng, bán với giá vài chục ngàn đồng mỗi chiếc. Trừ chi phí, mỗi sản phẩm mang lại lợi nhuận khoảng 10.000 đồng.

Nguồn tiêu thụ chính của cà ràng vẫn là các tỉnh miền Tây như Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu… Ngoài ra, sản phẩm cũng được vận chuyển sang Campuchia. Anh Lê Văn Bảo (29 tuổi), người dân trong xóm, chia sẻ: Cứ nửa tháng, thương lái lại đi ghe đến lấy hàng một lần, mỗi đợt từ 200 - 300 bếp. Còn thường ngày thì khách đến lấy vài chục cái bằng xe ba gác.

Không chỉ giữ nghề làm cà ràng, một số hộ gia đình ở đây còn sản xuất thêm khuôn đổ bánh xèo, nồi đất để đa dạng hóa sản phẩm. Gắn với đời sống và hòa vào tâm thức của người dân miền Tây.

Khi lò đất được nung đủ lửa sẽ có màu vàng nhạt đẹp mắt. Và cũng nhờ thời gian "nằm lửa" 3 đến 4 ngày nên giúp lò đất bền hơn với thời gian. Bình quân 1 tháng, mỗi gia đình có 3 đến 5 nhân công có thể làm hơn 1.000 cái lò đất. Khi đó, các thương lái từ các tỉnh ở miền Tây, thậm chí ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ như: Bình Dương, Đồng Nai... cũng về lấy hàng. 

Chiếc cà ràng không đơn thuần là một vật dụng nấu ăn, mà còn là biểu tượng của một nền văn hóa gắn liền với sông nước. Từ lâu, trong những bữa cơm gia đình, hình ảnh nhúm củi, cọng lá dừa cháy rực trên chiếc bếp đất đã trở nên quen thuộc.

Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán, người dân miền Tây thường cúng ông Táo bằng một chiếc lò đất nhỏ, tiễn ông Táo về trời và cầu mong gia đình ấm no, bình an.

Những người con xa quê khi nhớ về bữa cơm nhà đều nhớ đến hương thơm của khói củi trên bếp cà ràng. Cũng chính vì thế, dù hiện đại đến đâu, chiếc bếp lửa đất quê hương vẫn luôn có chỗ đứng trong lòng người dân miền Tây.

Hãi hùng phế phẩm động vật đổ tràn lan giữa lòng thành phố Vinh

Hãi hùng phế phẩm động vật đổ tràn lan giữa lòng thành phố Vinh

Ảnh 10:59

Phế phẩm động vật như đầu trâu, đầu bò, nội tạng… chất đống tại một điểm tập kết của thành phố Vinh, ruồi nhặng ken đặc cả một vùng.

Thủ tướng thăm các gian hàng OCOP, nhận khăn thổ cẩm của đồng bào Thái

Thủ tướng thăm các gian hàng OCOP, nhận khăn thổ cẩm của đồng bào Thái

Ảnh 19:40

Chiều 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghé thăm các gian hàng OCOP trước khi chủ trì hội nghị tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và giảm nghèo.

Lo sợ bị cô lập, nhiều người dân Thái Nguyên bắt đầu chạy lụt

Lo sợ bị cô lập, nhiều người dân Thái Nguyên bắt đầu chạy lụt

Ảnh 12:05

Mưa không ngớt từ tối 20/6 khiến nhiều khu vực tại TP Thái Nguyên bị ngập nặng, thậm chí có nguy cơ bị cô lập do nước dâng nhanh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Ảnh 09:51

Sáng 21/6, Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều lãnh đạo Bộ, ngành đã tham quan Hội Báo toàn quốc 2025.

124 cơ quan báo chí quy tụ tại Hội báo toàn quốc năm 2025

124 cơ quan báo chí quy tụ tại Hội báo toàn quốc năm 2025

Ảnh 14:24

Sáng 19/6, tại Hà Nội, trong không khí rộn ràng và trang trọng, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tặng giống mới cho nông dân Hải Dương

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tặng giống mới cho nông dân Hải Dương

Ảnh 14:51

Hai mô hình nuôi cá rô 78 và gà lai 18M1 được hệ thống khuyến nông hỗ trợ giống, hướng tới liên kết tiêu thụ và phát triển sản xuất bền vững.

Xem thêm

Bình luận mới nhất