Xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả bằng chế phẩm vi sinh
Thứ Tư 23/07/2025 , 16:12 (GMT+7)
Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh là phương pháp hiệu quả, giúp phân hủy nhanh rơm rạ, cải tạo đất, giảm ô nhiễm môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả bằng chế phẩm vi sinh
Sau mỗi vụ thu hoạch, hàng triệu tấn rơm rạ được để lại trên những cánh đồng lúa ở ĐBSCL. Xử lý rơm rạ thế nào cho hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn đảm bảo đất đai màu mỡ. Hiện nay, phương pháp phân hủy rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh ngay tại ruộng được xem là phương pháp phương pháp giúp không gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn đảm bảo đất đai màu mỡ. Một trong những sản phẩm đang được người dân đánh giá cao là chế phẩm vi sinh Bio Lacto EM của Công ty Cổ phần Hữu cơ Sinh Học Phương Đông. Sau đây ông Trần Lê Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Hữu cơ Sinh Học Phương Đông chia sẽ những lợi ích và kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh Bio Lacto EM đúng cách để phân hủy rơm rạ đạt hiệu quả.
Phát biểu Ông TRẦN LÊ ANH TUẤN – Giám đốc Công ty Cổ phần Hữu cơ Sinh Học Phương Đông: “Dùng chế phẩm vi sinh phân hủy rơm rạ được các nhà khoa học đánh giá rất cao. Giúp trnahs đi việc đốt đồng, giúp phân hủy rơm rạ thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa. Khi sử dụng vi sinh sau vài ngày nước trong ruộng sẽ trong hơn. Cách ủ chế phẩm vi sinh Bio Lacto EM 1 bịt 15gr cho vào 10 lít nước lọc và ủ sau 24 tiếng là sử dụng. Cách sử lý phân hủy rơm rạ là sau khi thu hoạch lúa xong cho nước vào ruộng rồi phun vi sinh 3-4 ngày cho áy vào cày xới và 5-6 ngày là có thể sạ lúa. Cách 2 sau khi thu hoạch lúa cho nước vào 7-10 phân rồi cho máy lòng vào chạy để rơm rạ nó nằm xuống nước rồi phun vi sinh, rồi 5-7 ngày là có thể sạ lúa và tránh đi ngộ độc hữu cơ và không bị phèn, đất thì được cải tạo…..”
Theo người dân, phương pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh là phương pháp hiện đại và rất hiệu quả, sau thời gian áp dụng đất ruộng có sự cải thiện rõ rệt như: giữ ẩm tốt hơn, ít bị chai cứng, cây lúa bén rễ nhanh, giảm chi phí đầu vào và năng suất ổn định.
Phỏng vấn Ông BÙI THANH TUẤN – Xã Song Phú, tỉnh Vĩnh Long: “Mấy năm trước phân hủy rơm rạ là đốt đồng còn hiện nay mình chỉ sử dụng vi sinh để phân hủy”
Phỏng vấn Ông NGUYỄN THÀNH LUÂN – Chủ tịch HĐQT HTX Sản xuất nông nghiệp dược liệu Organic Cửu Long: “Vi sinh nó giúp rơm rạ phân hủy thành phân hữu cơ, cải tạo đất và giảm lượng phân của bà con…”
Việc xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng đất mà còn mở ra một hướng đi bền vững cho nông nghiệp ĐBSCL. Giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường, đây chính là mục tiêu quan trọng trong quá trình thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.